(TN&MT)- Ngày 18/12, tại Hà Nội, Cục Quản lý tài nguyên nước phối hợp với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) tổ chức cuộc họp thẩm định Dự án “Tăng cường quản lý và tuân thủ thể chế tài nguyên nước nhằm giải quyết tình trạng suy giảm oxy hòa tan trong nước do chất dinh dưỡng và các chất ô nhiễm khác gây ra ở Vịnh Bắc Bộ”. Cuộc họp được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Theo ông Ngô Mạnh Hà, Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, những năm gần đây, khu vực Đồng bằng sông Hồng đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề liên quan tới tài nguyên nước, trong đó tình hình ô nhiễm nước ven biển nghiêm trọng cả về mức độ, quy mô do gia tăng lượng xả thải không được xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn vào nguồn nước.
Hơn nữa, việc khai thác, sử dụng nước quá mức trong khi nguồn nước suy giảm dẫn đến căng thẳng nguồn nước trong mùa cạn và xâm nhập mặn gia tăng ở vùng ven biển. Biến đổi khí hậu tác động mạnh mẽ khiến mực nước biển dâng cao, dẫn tới ngập lụt vùng ven biển, làm đảo lộn cân bằng tự nhiên và sinh thái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng, môi trường nước.
Bên cạnh đó, hàng trăm héc-ta rừng ngập mặn có thể bị mất, các hệ sinh thái đất ngập nước ven bờ, vùng ven biển bị tác động sâu sắc...
Bên cạnh đó, hàng trăm ha rừng ngập mặn có thể bị mất, các hệ sinh thái đất ngập nước ven bờ, vùng ven biển bị tác động sâu sắc. Các hệ sinh thái thuỷ sinh và đa dạng sinh học vùng biển cũng thay đổi theo chiều hướng xấu đi.
Quang cảnh cuộc họp
Trước những vấn đề trên, Cục Quản lý Tài nguyên nước đã phối hợp với các bộ, ngành triển khai xây dựng Dự án “Tăng cường quản lý và tuân thủ thể chế tài nguyên nước nhằm giải quyết tình trạng suy giảm oxy hòa tan trong nước do chất dinh dưỡng và các chất ô nhiễm khác gây ra ở Vịnh Bắc Bộ”. Đây là dự án được xây dựng phù hợp với ưu tiên về bảo đảm an ninh tài nguyên nước của Việt Nam, đồng thời phù hợp với tiêu chí và ưu tiên của Quỹ Môi trường toàn cầu.
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Song Hà - Trợ lý đại diện FAO về chương trình, Văn phòng FAO Việt Nam cho biết thêm, mục tiêu chính của dự án là nhằm giải quyết tình trạng thiếu oxy do phú dưỡng gây ra ở Vịnh Bắc Bộ thông qua việc giảm ô nhiễm giàu chất dinh dưỡng trên đất liền từ các nguồn nước thải sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng, Việt Nam.
Ông Nguyễn Song Hà - Trợ lý đại diện FAO về chương trình, Văn phòng FAO Việt Nam phát biểu
Theo ông Nguyễn Song Hà, cuộc họp tham vấn này sẽ giúp nhóm xây dựng văn kiện dự án tiếp nhận ý kiến các chuyên gia và các Bộ ban ngành có liên quan, cũng như đi đến thống nhất về các nội dung liên quan đến dự thảo văn kiện dự án, để đảm bảo dự án đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như tính thực tiễn khi đi vào giai đoạn triển khai tại Việt Nam. Sau đó văn kiện dự án sẽ được nộp cho Tổ chức FAO thẩm định vào cuối tháng này và đệ trình cho Quỹ GEF vào tháng 2 năm sau. Dự kiến, Văn kiện dự án sẽ được Quỹ thông qua trong quý 3 năm 2025 và triển khai trong vòng 4 năm từ năm 2026.
Báo cáo về tiến độ thực hiện dự án, bà Nguyễn Thúy Anh, đại diện Cục Quản lý tài nguyên nước cho biết, từ tháng 4/2024 đến nay, Nhóm tư vấn quốc gia đã tiến hành các cuộc tham vấn với các chuyên gia Việt Nam và quốc tế, các bên liên quan ở cấp quốc gia và địa phương, bao gồm cộng đồng người dân trên địa bàn các tỉnh, thành phố với mục tiêu, nhằm thu thập các thông tin, dữ liệu hỗ trợ quá trình xây dựng văn kiện dự án và quá trình triển khai dự án ở giai đoạn sau.
Bà Nguyễn Thúy Anh, đại diện Cục Quản lý tài nguyên nước phát biểu
Theo bà Nguyễn Thuý Anh, làm việc tại các địa phương, bên cạnh việc giới thiệu về Văn kiện Dự án, Đoàn công tác của FAO và Cục Quản lý tài nguyên nước đã trao đổi với đại diện lãnh đạo các sở, ngành, các địa phương, đơn vị liên quan trên địa bàn về thực trạng và vấn đề về ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn địa phương, những nguyên nhân chính; tác động và thiệt hại do ô nhiễm nước đối với kinh tế, xã hội, môi trường trên địa bàn tỉnh và thành phố; công tác bảo vệ môi trường nước và quản lý nước thải (sinh hoạt, công nghiệp, làng nghề, nông nghiệp, thủy sản,…) các dự án đã, đang và sẽ triển khai liên quan đến công tác bảo vệ môi trường nước, bảo tồn đa dạng sinh học tại địa phương; các mô hình tốt, bao gồm cả tự phát được hình thành từ các dự án hỗ trợ, đang được triển khai ở địa phương.
Cùng với đó, các bên cũng chia sẻ, trao đổi các đề xuất cụ thể về các công cụ khoa học, công nghệ, thể chế, kinh tế, tài chính, nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm nước như: các giải pháp xử lý nước dựa vào tự nhiên; khôi phục và duy trì các hệ sinh thái đóng vai trò bộ lọc tự nhiên; kiểm soát các nguồn thải diện (chảy tràn) từ các hoạt động nông nghiệp, thủy sản; thúc đẩy các chính sách về kinh tế sinh học, kinh tế tuần hoàn; các cơ chế khuyến khích trong thu gom, xử lý nước thải, tái sử dụng nước thải, sản xuất xanh, giảm phát thải; các cơ chế phối hợp liên ngành trong kiểm soát ô nhiễm nước, quản lý tài nguyên nước; các biện pháp cải thiện sự tham gia sâu, rộng của khối tư nhân và cộng đồng địa phương trong bảo vệ môi trường nước và đa dạng sinh học;…
Để đảm bảo dự án đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như tính thực tiễn khi đi vào giai đoạn triển khai tại Việt Nam, bà Nguyễn Thuý Anh cũng đề nghị các đại biểu tham dự thẳng thắn cho ý kiến vào nội dung của Văn kiện dự án để Cục Quản lý tài nguyên nước hoàn thiện đưa dự án vào triển khai tại thực tiễn đáp ứng những mục tiêu mà Dự án đề ra góp phần quản lý bền vững tài nguyên nước tại Việt Nam.
Tại cuộc họp, các đại biểu tham dự đã được nghe bài trình bày giới thiệu Quỹ môi trường toàn cầu và Chương trình tích hợp “Đại dương sạch và khỏe mạnh” của ông Lorenzo Paolo Galbiati – đại diện Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO); ông Đinh Tiến Dũng (Trưởng nhóm tư vấn quốc gia) đã trình bày về hiện trạng ô nhiễm nước vùng đồng bằng sông Hồng và kết quả tham vấn các bên liên quan.
Ông Lorenzo Paolo Galbiati – đại diện Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) phát biểu
Bên cạnh đó, tại cuộc họp các chuyên gia cũng đóng góp ý kiến và thống nhất về các nội dung liên quan tới Dự thảo Văn kiện Dự án nhằm đáp ứng những mục tiêu mà Dự án đề ra.
Nguồn: baotainguyenmoitruong.vn
|
(TN&MT) - Với một tầm nhìn mới phát triển bền vững, tỉnh Quảng Nam đang có định hướng “hồi sinh” những dòng sông một cách hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, tạo an cư lạc nghiệp cho người dân và bảo vệ đa dạng sinh học.
Động lực để phát triển
Tỉnh Quảng Nam có 3 sông lớn là sông Vu Gia, sông Thu Bồn và sông Tam Kỳ. Ngoài ra, phần hạ lưu sông Thu Bồn và sông Tam Kỳ được nối với nhau bởi sông Trường Giang. Sông Trường Giang có chiều dài khoảng 60km, chạy dọc bờ biển nối liền 2 hệ thống sông Thu Bồn và Tam Kỳ. Đầu phía Bắc sông Trường Giang hợp lưu với sông Thu Bồn đổ ra biển tại cửa Đại (Hội An), đầu phía Nam nhập lưu với sông Tam Kỳ đổ ra biển qua cửa Lở và cửa An Hòa (Núi Thành).
Từ xưa đến nay, các dòng sông ở xứ Quảng chính là nơi giao lưu, tiếp biến văn hóa, là tuyến đường thủy quan trọng kết nối giữa các vùng, miền trong và ngoài tỉnh. Hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn, sông Trường Giang cùng các chi lưu của nó đã tạo nên những cánh đồng phù sa màu mỡ, đem lại những vựa lúa, biền dâu tươi tốt, xóm làng theo đó cũng ngày thêm đông đúc, trù phú.
Các dòng sông ở Quảng Nam có vai trò quan trọng, là động lực phát triển kinh tế của địa phương
Chạy suốt chiều dài các dòng sông là những làng nghề nổi tiếng không chỉ góp phần vào sự thịnh vượng về kinh tế mà còn đắp bồi nên những giá trị văn hóa đặc sắc của xứ Quảng, và cho đến hôm nay nó vẫn là tài nguyên quý giá cho ngành du lịch dịch vụ phát triển bền vững.
Hiện nay, trên lưu vực hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn có nhiều thủy điện bậc thang, với năng lực phát điện gần 1.200 kw mỗi năm, đồng thời góp phần điều tiết nước cho vùng hạ du, là nguồn cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất chủ yếu cho hàng vạn người dân khu vực Quảng Nam, Đà Nẵng.
Xác định lợi thế địa kinh tế - văn hóa - chính trị để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Quảng Nam đã quy hoạch các dòng sông theo mô hình cấu trúc không gian “2 vùng - 2 cụm động lực - 3 hành lang phát triển” được định hướng trong Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Trên tinh thần nội dung quy định của Luật, Bộ TN&MT có trách nhiệm thực hiện việc lập Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia và Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đối với Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia đã hoàn thành, hiện nay tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng đang phối hợp với Bộ TN&MT thực hiện Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, dự kiến hoàn thành trong năm 2025.
Phát triển hài hòa giữa kinh tế, môi trường
Theo ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, các dòng sông lớn trên địa bàn tỉnh như Vu Gia, Thu Bồn, Trường Giang, Cổ Cò, Tam Kỳ… có liên hệ hữu cơ, mật thiết về đa dạng sinh học với nhau. Tuy nhiên, thời gian qua, việc quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị đa dạng sinh học tại các con sông này chưa được chú trọng, đồng thời chưa có cơ chế, chính sách phù hợp trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học.
Địa phương sẽ tiến hành đánh giá tất cả các mặt về kinh tế, tài nguyên, văn hóa, môi trường, tự nhiên, sẽ định hướng phát triển theo hướng hài hòa lợi ích trước mắt và bảo tồn lâu dài. Trong đó sẽ lưu ý vấn đề xác lập từng khu vực nào cần phải bảo tồn nghiêm ngặt, khu vực nào được khai thác, sử dụng và khai thác đến mức nào, chủ thể tham gia khai thác...
Với một tầm nhìn mới phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, theo định hướng chung của tỉnh Quảng Nam, trong thời gian đến, địa phương xem xét rà soát, tổ chức lại các hoạt động kinh tế - xã hội ở lưu vực các con sông này, nhằm có giải pháp để bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, sinh thái, đa dạng động thực vật ở các vùng cửa sông, cửa biển.
Đặc biệt, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hoạt động khai thác, đánh bắt, hủy hoại môi trường... có nguy cơ ảnh hưởng đến đa dạng sinh học tại các con sông này.
Sau sông Cổ Cò, tỉnh Quảng Nam tiếp tục triển khai khơi thông dòng Trường Giang. Đây từng là tuyến đường thủy quan trọng chạy dọc ven biển của tỉnh Quảng Nam, nhưng trải qua bao biến thiên, dòng sông này đã bị bồi lấp, gây ngập úng cho một số vùng đô thị. Theo Dự án Phát triển tích hợp thích ứng tỉnh Quảng Nam sẽ thực hiện nạo vét sông Trường Giang với tổng chiều dài tuyến luồng khoảng 60 km, từ ngã ba An Lạc (Cửa Đại) đến Cửa Lở (vịnh An Hòa).
Ngoài ra, Dự án sẽ xây dựng mới 6 cầu vượt sông Trường Giang, gồm cầu Bình Dương, Hưng Mỹ, Bình Nam, Tỉnh Thủy, Tam Thanh (Quốc lộ 40B) và cầu Tam Tiến. Đồng thời, xây dựng kè bảo vệ tại các điểm xung yếu thường xảy ra xói lở; xây dựng tổ hợp công trình kênh, cống, đập hỗ trợ thoát lũ khu vực Tam Kỳ…
Định hướng sông Trường Giang sẽ được quy hoạch tổng thể một cách khoa học, đảm bảo hạ tầng đồng bộ và tạo sức lan tỏa lớn. Về tương lai lâu dài, sông Trường Giang sẽ trở thành trục xương sống để phát triển khu vực, mở ra nhiều cơ hội phát triển. Tỉnh đưa ra nhiều hình thức chuyển đổi nghề, tạo điều kiện chuyển đổi nghề của người dân để tham gia phục vụ sự phát triển chung.
“Việc khơi thông sông Cổ Cò và sông Trường Giang là cơ hội phát triển các ngành kinh tế dịch vụ có tiềm năng phát triển ven sông và phát huy hết chức năng cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, du lịch, dịch vụ, sản xuất nông nghiệp, giao thông...
Sông Trường Giang sẽ là con sông đa dạng hệ sinh thái bậc nhất trong số các con sông của tỉnh, mỗi lưu vực sẽ phục hồi hệ thực vật riêng và phân khu phát triển kinh tế, du lịch cũng khác nhau, duy trì sự sống của hệ sinh thái thủy sinh, đảm bảo sự bảo tồn và phát triển đa dạnh sinh học lưu vực sông.”- ông Hồ Quang Bửu cho biết thêm.
Nguồn: baotainguyenmoitruong.vn
|
(TN&MT) - Ngày 26/11, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã ký ban hành Thông tư số 22/2024/TT-BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trám lấp giếng không sử dụng. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/5/2025.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trám lấp giếng không sử dụng quy định quy trình kỹ thuật về trám lấp giếng bị hỏng, không còn sử dụng hoặc không có kế hoạch tiếp tục sử dụng quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật Tài nguyên nước, gồm: Giếng khoan, giếng đào để điều tra, đánh giá, thăm dò, khai thác nước dưới đất; Giếng khoan khảo sát địa chất công trình, xử lý nền móng công trình xây dựng, xây dựng công trình ngầm; Giếng khoan thăm dò địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản. Riêng Giếng khoan thăm dò, khai thác dầu khí không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn này.
Quy chuẩn này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có liên quan đến việc trám lấp giếng không sử dụng quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật Tài nguyên nước.
Theo Quy chuẩn được ban hành, về yêu cầu chung, trước khi thực hiện việc trám lấp giếng không sử dụng, các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân cần nghiên cứu hồ sơ thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công giếng (nếu có) và điều kiện thực tế của giếng; lựa chọn máy móc, trang thiết bị, dụng cụ, vật tư, vật liệu, nhân lực, phương án thi công trám lấp giếng phù hợp để bảo đảm chất lượng, hiệu quả của công tác trám lấp giếng.
Bộ TN&MT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trám lấp giếng không sử dụng
Đồng thời, việc trám lấp giếng phải bảo đảm thực hiện kịp thời, ngăn chặn nước, chất bẩn từ trên mặt đất xâm nhập vào các tầng chứa nước và ngăn chặn sự lưu thông giữa các tầng, lớp chứa nước khác nhau qua giếng; và tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất.
Trong đó, Quy trình trám lấp giếng không sử dụng đối với giếng khoan, giếng đào để điều tra, đánh giá, thăm dò, khai thác nước dưới đất và giếng khoan thăm dò địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản y được thực hiện theo 6 bước, thứ tự gồm: Thông báo về việc trám lấp giếng; Kiểm tra, đánh giá tình trạng giếng; Vệ sinh giếng; Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ, máy móc, thiết bị và nhân lực trám lấp giếng; Thi công trám lấp giếng và Báo cáo kết quả thi công trám lấp giếng.
Cũng theo Thông tư, Quy trình trám lấp giếng không sử dụng đối với giếng khoan khảo sát địa chất công trình, xử lý nền móng công trình xây dựng, xây dựng công trình ngầm được thực hiện theo TCVN 9437:2012 Khoan thăm dò địa chất công trình.
Bên cạnh việc quy định quy trình lấp giếng không sử dụng, Quy chuẩn cũng quy định cụ thể về quy trình kỹ thuật và yêu cầu quản lý phải tuân thủ trong công tác trám lấp giếng không sử dụng; trách nhiệm của tổ chức, hộ gia đình và cá nhân; và tổ chức thực hiện. Trong đó, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước có trách nhiệm tổ chức phổ biến, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
Định kỳ, trước ngày 15 tháng 12 hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp danh mục các giếng đã trám lấp trên địa bàn, gửi báo cáo Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện để tổng hợp.
Định kỳ, trước ngày 20 tháng 12 hằng năm, Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện tổng hợp danh mục các giếng đã trám lấp trên địa bàn, gửi báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường.
Định kỳ, trước ngày 25 tháng 12 hằng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Cục Quản lý tài nguyên nước) và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về thực hiện việc trám lấp giếng không sử dụng trên địa bàn.
Nguồn: baotainguyenmoitruong.vn
|
(TN&MT) - Đó là ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Lê Minh Ngân tại cuộc họp nghe báo cáo việc hoàn thiện 2 dự thảo Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trám lấp giếng không sử dụng và Thông tư quy định kỹ thuật lập hành lang bảo vệ nguồn nước diễn ra chiều ngày 19/11, tại Hà Nội.
Tham dự cuộc họp có Lãnh đạo các đơn vị: Tổng cục Khí tượng thủy văn, Cục Quản lý tài nguyên nước, Viện Khoa học Tài nguyên nước, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia, Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, Viện Khoa học Khí tượng thuỷ văn và Biến đổi khí hậu; cùng đại diện các Vụ liên quan trực thuộc Bộ TN&MT.
Thứ trưởng Lê Minh Ngân chủ trì cuộc họp nghe báo cáo việc hoàn thiện 2 dự thảo Thông tư tài nguyên nước
Báo cáo tại cuộc họp, ông Châu Trần Vĩnh, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước cho biết, thực hiện Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2024 của Bộ TN&MT, Cục Quản lý tài nguyên nước được giao chủ trì xây dựng 2 dự thảo Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trám lấp giếng không sử dụng và Thông tư quy định kỹ thuật lập hành lang bảo vệ nguồn nước. Thời gian qua, Cục Quản lý tài nguyên nước đã phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và hoàn thiện dự thảo 2 Thông tư.
Theo ông Châu Trần Vĩnh, đối với việc xây dựng Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trám lấp giếng, Bộ TN&MT đã thành lập 2 tổ soạn thảo gồm: Tổ soạn thảo thông tư và tổ soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật theo quy định Thông tư số 26/2019/TT-BKHCN. Đồng thời, các dự thảo thông tư đã được tổ chức họp tổ soạn thảo theo Quy chế của Bộ TN&MT và được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Văn phòng Chính phủ và Cổng thông tin điện tử Bộ TN&MT theo quy định để lấy ý kiến góp ý của các tổ chức, cá nhân liên quan.
Ông Châu Trần Vĩnh, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước báo cáo tại cuộc họp
Đến nay, dự thảo Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trám lấp giếng không sử dụng nhận được 92/117 ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị. Dự thảo Thông tư quy định kỹ thuật lập hành lang bảo vệ nguồn nước nhận được 99/115 ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị.
Các thông tư đã được gửi đến Vụ Pháp chế và Vụ Khoa học và Công nghệ thẩm định. Trên cơ sở văn bản thẩm định của 2 Vụ Pháp chế và Khoa học Công nghệ, Cục Quản lý tài nguyên nước đã tiếp thu và giải trình và hoàn thiện dự thảo 2 Thông tư.
Về bố cục của dự thảo, ông Nguyễn Minh Khuyến, Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước cho biết, dự thảo Thông tư ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trám lấp giếng không sử dụng” bao gồm 2 phần chính: Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật và Quy chuẩn kỹ thuật và các mẫu phụ lục kèm theo.
Về bố cục dự thảo Thông tư quy định kỹ thuật lập hành lang bảo vệ nguồn nước gồm 3 Chương, 22 điều quy định về lập Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ; xây dựng phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước và thực hiện cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước;…
Ông Nguyễn Minh Khuyến, Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước báo cáo tại Hội nghị
Tại cuộc họp, Lãnh đạo các đơn vị đã phát biểu, đóng góp ý kiến cụ thể nhằm tiếp tục hoàn thiện nội dung 2 dự thảo Thông tư. Trong đó, đề nghị đơn vị soạn thảo cần nghiên cứu kỹ lưỡng để đưa ra các quy định phù hợp, đáp ứng được yêu cầu trong công tác quản lý nhà nước tài nguyên nước. Đồng thời, đảm bảo sự phù hợp, đồng bộ và thống nhất với pháp luật về ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Lê Minh Ngân đề nghị Cục Quản lý tài nguyên nước tiếp tục rà soát và tiếp thu đầy đủ ý kiến góp ý của các đơn vị tại cuộc họp nhằm tiếp tục hoàn thiện 2 dự thảo; hoàn thiện hồ sơ các dự thảo Thông tư để đảm bảo trình Bộ trưởng ban hành theo kế hoạch.
Nguồn: baotainguyenmoitruong.vn
|
1.Hiện trạng diễn biến nguồn nước sông Mê Công
a. Tại Kratie
Hiện nay, mực nước tại Kratie tính đến ngày 01/11/2024 là 13,07m cao hơn mực nước trung bình nhiều năm toàn thời kỳ đo đạc (1961-2024) cùng thời điểm khoảng 0,34m; cao hơn mực nước trung bình nhiều năm kể từ khi chịu tác động của hồ chứa (2010-2024) cùng thời điểm khoảng 0,64m.
Về tổng lượng nước mùa lũ tính từ 01/6 – 31/10, tại Kratie tổng lượng năm 2024 khoảng 286,8 tỷ m3, thấp hơn trung bình nhiều năm (1960-2024) cùng kì khoảng 26,11 tỷ m3 (thấp hơn khoảng 8%), tổng lượng lũ đang cao hơn một số năm điển hình như: cao hơn năm 2019 khoảng 71,12 tỷ m3 (cao hơn khoảng 65% so với năm 2019), cao hơn năm 2015 khoảng 57,57 tỷ m3 (cao hơn khoảng 60% so với năm 2015), cao hơn năm 2020 khoảng 83,99 tỷ m3 (cao hơn khoảng 40% so với năm 2020).
Hình 1. Quá trình lưu lượng tại Kratie
b. Hồ TonLe Sap
Hiện tại mực nước hồ Tonle Sap đo tại trạm Kom pang Lương tính đến 01/11/2024 có mực nước là 6,7m thấp hơn mực nước trung bình hồ cùng thời điểm là 0,84m, cao hơn năm 2015 khoảng 1,75m và cao hơn năm 2019 khoảng 1,38m. Dung tích hồ hiện tại khoảng 32,7 tỷ m3 (bằng khoảng 80% so với trung bình nhiều năm cùng thời điểm). Nhận định năm nay hồ Tonle Sap sẽ đóng góp lượng nước vào vùng ĐBSCL trong khoảng 120 ngày từ tháng 11-2, từ tháng 3 trở đi lượng nước hồ Tonle Sap sẽ không còn đóng góp nhiều vào dòng chảy mùa cạn vùng ĐBSCL.
c. Tại Tân Châu và Châu Đốc
Mực nước sông Tiền và sông Hậu dao động theo triều. Mực nước ngày 01/11/2023 tại trạm Tân Châu trên sông Tiền đạt 2,42 m thấp hơn mực nước trung bình năm cùng thời điểm 0,79m, tại trạm Châu Đốc trên sông Hậu đạt 2,4m thấp hơn mực nước trung bình năm cùng thời điểm 0,53m.
2.Nhận định nguồn nước mùa cạn năm 2024-2025
a. Nhận định ENSO mùa cạn 2024-2025
Nhận định dòng chảy mùa cạn sông Mê Công vào Việt Nam căn cứ vào thông báo, dự báo khí hậu, tình hình ENSO để nhận định khả năng năm nước ít hay nhiều.
Hiện nay, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia đã đưa ra bản tin dự báo mùa về hiện tượng ENSO và nhận định xu thế khí tượng thủy văn từ tháng 11/2024- 4/2025. Theo đó, Dự báo hiện tượng ENSO duy trì ở trạng thái La Nina yếu đến khoảng tháng 3-4/2025 với xác suất khoảng 50-60%.
b. Hiện trạng nền nước lũ năm 2024
Lưu lượng nước mùa lũ từ ngày 1/6 đến 31/10 trong giai đoạn này có giá trị cao hơn so với giá trị lũ trung bình nhiều năm (giai đoạn có công trình điều tiết 2010-2024) tại cùng thời điểm, chênh lệch trung bình khoảng 885m3/s; tổng lượng lũ thời cũng cao hơn tổng lượng lũ trung bình cùng thời kì (2010-2024) khoảng 8 tỷ m3. Như vậy, có thể nhận thấy, mùa lũ năm 2024 có nền nước lũ cao hơn trung bình nhiều năm (2010-2024), việc tích trữ nước trong lưu vực bị tăng đáng kể khoảng 3%.
c. Nhận định lượng nước mùa cạn 2024-2025
Tổng lượng nước vào Việt Nam trong mùa cạn (từ tháng 11 đến tháng 5) là 140,77 tỷ m3, cao hơn so với TB nhiều năm khoảng 9%.
Dòng chảy mùa cạn vào Việt Nam bao gồm từ Krartie và hồ TonLe Sap là chủ yếu. Thông qua phân vùng hạn trên biểu đồ quan hệ W mùa lũ tại Kratie và Wmax hồ TonLe Sap, năm 2024-2025 nguy cơ xảy ra hạn hán thiếu nước ở mức thấp.
Tháng
|
11
|
12
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
Cả mùa cạn
|
Wdự báo 2023-2024 (tỷ m3)
|
57,1
|
31,3
|
16,4
|
9,9
|
9,2
|
8,4
|
8,3
|
140,77
|
WTB năm (tỷ m3)
|
40
|
30,6
|
18,9
|
12,1
|
8,8
|
8,1
|
11,2
|
129,7
|
% So với TB nhiều năm
|
143
|
102
|
87
|
82
|
105
|
104
|
74
|
109
|
W2019-2020 (tỷ m3)
|
10,6
|
15,4
|
10,2
|
5,3
|
5,4
|
8,0
|
7,9
|
52,2
|
W2015-2016 (tỷ m3)
|
15,8
|
16,3
|
10,4
|
6,9
|
6,5
|
8,3
|
8,3
|
72,5
|
W2010-2011 (tỷ m3)
|
27,5
|
26,6
|
17,6
|
10,2
|
7,5
|
8,1
|
12,3
|
82,4
|
d. Nhận định độ sâu xâm nhập mặn lớn nhất mùa cạn năm 2024-2025
Từ việc đánh giá nguồn nước đến trong mùa cạn năm 2024-2025, có thể thấy nguồn nước vào vùng ĐBSCL có xu thế cũng như lượng nước đến cao hơn trung bình nhiều năm. Khả năng xảy ra thiếu hụt nguồn nước dẫn đến việc đẩy mặn của các sông sâu giống các năm hạn điển hình ít có khả năng xảy ra. Dự báo độ sâu xâm nhập mặn lớn nhất như sau:
- Sông Vàm Cỏ Đông: Ranh giới mặn 4g/l có khả năng tiến sâu vào cách cửa sông khoảng 70-75km, xấp xỉ trung bình bình nhiều năm, thấp hơn năm 2015-2016 khoảng 40km.
- Sông Hàm Luông: ranh giới mặn hơn 4g/l có khả năng tiến sâu vào đến 40-50km từ cửa sông.
- Sông Hậu: ranh giới mặn lớn hơn 4g/l có khả năng tiến sâu vào cách cửa sông 40km, thấp hơn năm 2015-2016 khoảng 20km.
- Trên sông Tiền: Ranh giới mặn lớn hơn 4g/l có khả năng tiến sâu vào cách cửa sông 15 km.
- Sông Cái Bé: ranh giới mặn hơn 4g/l có khả năng tiến sâu vào cách cửa sông 30-32 km.
Nguồn: vienkhoahoctainguyennuoc.vn
|
|