Tin trong nước

Kết quả ứng dụng GIS xây dựng sơ đồ tiềm năng nước ngầm hay tài nguyên nước dưới đất m tỉnh Quảng Ngãi thuộc Dự án: “Điều tra, đánh giá, lập bản đồ tài nguyên nước tỷ lệ 1/50.000 vùng kinh tế trọng điểm miền Trung”

Nước ngầm chiếm khoảng 30% lượng nước ngọt của thế giới. Còn 70% khác bị kẹt lại trong các tảng băng và tuyết, sông băng trên núi và chỉ có 1% được tìm thấy ở sông và hồ. Lượng nước ngầm trung bình chiếm một phần ba lượng nước ngọt mà con người tiêu thụ, nhưng tại một số nơi trên thế giới, tỷ lệ này có thể đạt tới 100%. Nước ngầm là một nguồn tài nguyên thiên nhiên rất quan trọng và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Đây là nguồn nước chính cho tưới tiêu và công nghiệp thực phẩm. Nói chung, nước ngầm là nguồn cung cấp nước đáng tin cậy cho nông nghiệp và có thể được sử dụng một cách linh hoạt. Nước ngầm được ước tính sẽ được sử dụng cho khoảng 43% tổng lượng nước sử dụng.

Nghiên cứu, đánh giá, xây dựng bản đồ tiềm năng của nước ngầm luôn là vấn đề quan trọng trong công tác quản lý tài nguyên nước. Để xác định các khu vực có triển vọng tài nguyên nước dưới đất cho tỉnh Quảng Ngãi, Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Trung đã tiến hành xây dựng sơ đồ tiềm năng nước ngầm ằng ứng dụng GIS.

Sơ đồ tiềm năng nước ngầm hay tài nguyên nước dưới đất của khu vực tỉnh Quảng Ngãi được xây dựng dựa trên cơ sở 5 yếu tố đầu vào (mật độ lineament và đứt gãy; địa chất thủy văn; độ dốc; mật độ sông suối; sử dụng đất) tích hợp trong GIS để thành lập sơ đồ tiềm năng nước.

Sơ đồ phân vùng tiềm năng nước ngầm hay tài nguyên nước dưới đất được thành lập trên cơ sở phân chia gí trị chỉ số tiềm năng nước ngầm hay tài nguyên nước dưới đất (PUWI) chia thành 5 khoảng như sau:

–         Rất thấp: PUWI < 135

–         Thấp: PUWI từ 135 – 170

–         Trung bình: PUWI từ 170 – 205

–         Cao: PUWI: 205 – 240

–         Rất cao: PUWI > 240

Kết quả sơ đồ tiềm năng nước ngầm hay tài nguyên nước dưới đất khu vực tỉnh Quảng Ngãi được trình bày trong hình sau:

12.2Sơ đồ tiềm năng nước ngầm hay tài nguyên nước dưới đất khu vực tỉnh Quảng Ngãi.

Kết quả phân tích thống kê chỉ ra rằng diện tích nhóm có tiềm năng nước ngầm hay tài nguyên nước dưới đất ở mức cao và rất cao chiếm 22,3%. Trong khi đó diện tích nhóm có tiềm năng nước ngầm hay tài nguyên nước dưới đất thấp và rất thấp chiếm 60,7%. Nhóm diện tích nhóm có tiềm năng nước ngầm hay tài nguyên nước dưới đất ở mức trung bình chiếm 17,0%. Kết quả thống kê diện tích và tỷ lệ phần trăm diện tích của các nhóm tiềm năng nước ngầm khác nhau tại khu vực tỉnh Quảng Ngãi thể hiện trong bảng sau.

Bảng 1. Bảng thống kê diện tích và tỷ lệ phần trăm diện tích của các nhóm tiềm năng nước ngầm khác nhau tại khu vực tỉnh Quảng Ngãi.

Các nhóm tài nguyên nước dưới đất hay tiềm năng nước ngầm  Diện tích (km2)         Tỷ lệ %
Rất thấp 809.8 15.9
Thấp 2,274.0 44.8
Trung bình 863.7 17.0
Cao 619.2 12.2
Rất cao 513.2 10.1
Tổng 5079.9 100.0

Kết quả tính toán thống kê diện tích các nhóm tiềm năng nước ngầm hay tài nguyên nước dưới đất theo các đơn vị hành chính cấp huyện cho thấy:

– Huyện Bình Sơn có diện tích các nhóm tiềm năng nước ngầm cao và rất cao lớn nhất trong tỉnh với 219,3 km2;

– Tiếp đó là huyện Đức Phổ, Sơn Tịnh, Mộ Đức, thành phố Quảng Ngãi, Tây Trà, Tư Nghĩa và Nghĩa Hành với tổng diện tích các nhóm tiềm năng nước ngầm cao và rất cao lớn nhất lần lượt là 154,7 km2; 146,6 km2; 143,2 km2; 143,1 km2;125,1 km2 và 118,2 km2.

Kết quả phân tích thống kê diện tích các nhóm tiềm năng nước ngầm hay tài nguyên nước dưới đất theo các đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Quảng Ngãi được thể hiện trong bảng sau.

Bảng 2. Bảng thống kê diện tích và tỷ lệ phần trăm diện tích của các nhóm tiềm năng nước ngầm khác nhau theo đơn cị hành chính cấp huyện, khu vực tỉnh Quảng Ngãi.

TT

Huyện/Thành phố Diện tích các nhóm tài nguyên nước dưới đất hay tiềm năng nước ngầm (Km2 )
Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao
1 Ba Tơ 312.0 650.8 144.4 17.8 0.1
2 Bình Sơn 48.9 70.0 89.3 110.4 108.9
3 Đức Phổ 84.4 72.4 51.7 94.5 60.3
4 Minh Long 5.0 153.0 44.7 13.8 0.7
5 Mộ Đức 17.2 26.2 27.9 86.2 56.9
6 Nghĩa Hành 32.2 59.4 25.1 62.3 55.9
7 Quảng Ngãi 0.3 3.4 8.3 43.7 99.4
8 Sơn Hà 85.5 502.1 144.3 21.4 0.3
9 Sơn Tây 118.3 222.3 36.8 2.4 0.0
10 Sơn Tịnh 2.4 34.1 59.5 98.4 48.2
11 Tây Trà 25.4 188.0 118.0 7.0 0.2
12 Trà Bồng 75.1 244.0 82.9 15.8 2.6
13 Tư Nghĩa 3.1 48.4 30.7 45.5 79.6
  Tổng 809.8 2274.0 863.7 619.2 513.2

Trên cơ sở phục vụ cho công tác khảo sát, đánh giá và triển khai thực địa, công tác phân tích đánh giá mức độ tin cậy của kết quả trên cơ sở so sánh với số liệu các điểm lộ đã thu thập. Đồng thời kết quả đánh giá mức độ tin cậy được tiến hành chi tiết đến cấp xã trên cơ sở tổng diện tích khu vực có tiềm năng nước ngầm cao và rất cao chiếm trên 70% diện tích mỗi xã.

Kết quả cho thấy trong tổng số 184 xã của toàn tỉnh Quảng Ngãi, thì có 69 xã có tiềm năng nước ngầm cao. Đối với 69 xã này với mức độ tin tưởng của kết quả giải đoán viễn thám là khá cao (>0,7).

Như vậy, kết quả nghiên cứu đã thành lập được sơ đồ địa chất thủy văn và sơ đồ tiềm năng nước ngầm hay nước dưới đất khu vực tỉnh Quảng Ngãi. Đây sẽ là tiền đề cho các đánh giá chi tiết sau này và tiềm năng nước ngầm. Trên cơ sở đó giảm khối lượng công tác điều tra, đặc biệt ở các vùng có điều kiện giao thông kém, đi lại khó khăn, vùng có điều kiện thi công phức tạp, mức độ tài liệu điều tra địa chất, địa chất thuỷ văn hạn chế.\

Theo nguồn http://nawapi.gov.vn/

Kết quả ứng dụng GIS xây dựng sơ đồ tiềm năng nước ngầm hay tài nguyên nước dưới đất m tỉnh Quảng Ngãi thuộc Dự án: “Điều tra, đánh giá, lập bản đồ tài nguyên nước tỷ lệ 1/50.000 vùng kinh tế trọng điểm miền Trung”

 

Hội đồng thẩm định cấp Bộ thông qua dự thảo Quy hoạch tổng hợp Lưu vực sông Hồng – Thái Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050

Chiều ngày 15/09/2022 tại trụ sở Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia, đã diễn ra cuộc họp hội đồng thẩm định cấp Bộ thông qua dự thảo Quy hoạch tổng hợp Lưu vực sông Hồng – Thái Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050. Chủ trì cuộc họp là Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành. Tham dự có đại diện lãnh đạo Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia, Cục quản lý tài nguyên nước và các chuyên gia trong lĩnh vực nước mặt, nước dưới đất.

29a-696x385 Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành chủ trì cuộc họp

 

Lưu vực sông Hồng – Thái Bình là một lưu vực sông liên quốc gia chảy qua 3 nước Việt Nam, Trung Quốc, Lào với tổng diện tích tự nhiên là 169.000 km2. Trong đó, phần lưu vực nằm ở Trung quốc là 81.200 km2 chiếm 48% diện tích toàn lưu vực; phần lưu vực nằm ở Lào là 1.100 km2 chiếm 0,7% diện tích toàn lưu vực; phần lưu vực nằm ở Việt Nam là 88.680 km2 chiếm 51,3% diện tích lưu vực.

 

Bên cạnh đặc điểm phân bố nguồn nước không đều giữa mùa khô, mùa mưa, nguồn nước lưu vực sông Hồng – Thái Bình còn đang chịu tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu, đặc biệt vào mùa khô nguồn nước có xu hướng giảm, cạn kiệt nguồn nước xẩy ra trên diện rộng và tình hình lũ, lụt trong mùa mưa diễn biến phức tạp hơn điển hình như ở các tỉnh vùng thượng lưu sông Hồng. Ngoài ra việc khai thác, sử dụng nước ở các quốc gia nằm trên thượng nguồn lưu vực sông đang có tác động lớn đến nguồn nước chảy về Việt Nam gây nên tình trạng cạn kiệt nguồn nước vào mùa khô.

 

Báo cáo tại cuộc họp, ông Nguyễn Ngọc Hà – Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia cho biết, sự diễn biến phức tạp của nguồn nước, tác động của biến đổi khí hậu và khai thác, sử dụng nước của các quốc gia nằm trên thượng nguồn lưu vực sông làm cho lượng nước mùa khô ngày càng có xu thế suy giảm. Trong khi đó, lượng nước phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội, sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa, sản xuất công nghiệp, phát triển thủy điện ngày càng tăng nhanh về cả số lượng và chất lượng, các vấn đề tài nguyên nước trên lưu vực sông Hồng – Thái Bình ngày càng diễn biến phức tạp.

 

Ngoài ra, một số quy hoạch có khai thác, sử dụng nước ở các địa phương đã và đang tổ chức thực hiện như quy hoạch thủy lợi, quy hoạch cấp nước nông thôn, quy hoạch cấp nước đô thị, tuy nhiên các quy hoạch này còn nhiều bất cập, bị điều chỉnh và hết hiệu lực khi quy hoạch tỉnh được ban hành. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây đã có nhiều đề xuất xây dựng các công trình trên sông như việc đề xuất đầu tư xây dựng tuyến đường thuỷ xuyên Á và thuỷ điện trên sông Hồng không có đủ căn cứ để xem xét.

 

Với áp lực về phát triển kinh tế – xã hội dẫn tới nhu cầu khai thác, sử dụng nước ngày càng gia tăng, dự báo đến 2050 tăng lên 1,12 lần so với hiện nay. Bên cạnh đó, các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội làm gia tăng xả nước thải vào nguồn nước, ô nhiễm nguồn nước, điển hình như sông Cầu, sông Đáy, sông Nhuệ … một số chỉ tiêu ô nhiễm đang vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1,6 – 2,3 lần (COD, BOD5, NO2-…). Mặt khác, việc khai thác, sử dụng nước chưa có quy hoạch và chưa quy định chức năng nguồn nước, dòng chảy tối thiểu càng làm cho nguồn nước ngày càng bị suy thoái, ô nhiễm nghiêm trọng, làm gia tăng nguy cơ mất an ninh nguồn nước lưu vực sông.

 

Trong mùa kiệt mực nước sông Hồng và các sông chính hạ thấp làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác, sử dụng nguồn nước mặt của các hệ thống công trình ven sông. Xu thế suy giảm mực nước ngày càng gia tăng làm việc điều tiết các hồ chứa thượng lưu rất phức tạp. Khan hiếm nước trong mùa khô và thiếu nước sinh hoạt ở các vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa đang diễn ra ở nhiều nơi trên lưu vực sông.

 

Nhiều công trình khai thác, sử dụng nước chưa được vận hành, khai thác theo đúng thiết kế nhất là các hồ chứa thủy lợi, một số hồ chứa vận hành, khai thác chỉ khoảng từ 68% – 75% năng lực thiết kế công trình;….

29b-768x512 Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia Nguyễn Ngọc Hà báo cáo tại cuộc họp

Tại cuộc họp, các thành viên Hội đồng thẩm định đã góp ý chi tiết nhằm tiếp tục hoàn thiện nội dung, hồ sơ sản phẩm của Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hồng – Thái Bình giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Hội đồng đồng ý thông qua Quy hoạch sau khi đơn vị thực hiện tiếp thu, chỉnh sửa các góp ý của các thành viên hội đồng trước khi trình phê duyệt.

Theo đó, các chuyên gia cho rằng nội dung Quy hoạch cần chỉ rõ về nhiệm vụ, giải pháp lộ trình, kỳ quy hoạch để thực hiện. Trong đó, cần lưu ý những nhiệm vụ, giải pháp thực hiện để giải quyết các vấn đề về mâu thuẫn, lãng phí sử dụng nước trên lưu vực; các giải pháp chi tiết phục hồi các dòng sông bị ô nhiễm; vấn đề sử dụng nước tạo cảnh quan;…

Bên cạnh đó, đề xuất cụ thể về ngưỡng khai thác, dòng chảy tối thiểu cần duy trì trên từng đoạn sông, các vị trí trên các đoạn sông cần phải cập nhật mặt cắt phục vụ công tác quản lý, giám sát thực hiện quy hoạch; đối với nước dưới đất, cần phân vùng chi tiết hơn, xác định trữ lượng có thể khai thác, và xác định quy mô, mật độ công trình khai thác cho từng vùng.

Đồng thời, Quy hoạch phải xem xét tính đến quy hoạch công trình phát triển tài nguyên nước trên dòng chính sông Hồng kết hợp tạo nguồn cung cấp nước cho hệ thống lấy nước ven sông, tạo cảnh quan ven sông và những tác động của nó về mặt lợi ích kinh tế-xã hội môi trường và tác động đến tiêu thoát lũ trên dòng chính sông Hồng…

Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành ghi nhận các ý kiến đóng góp của các thành viên Hội đồng về dự thảo Quy hoạch đảm bảo chất lượng và phù hợp với các quy hoạch cấp cao hơn, cũng như các quy hoạch của các ngành có liên quan.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành yêu cầu Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia cùng với các đơn vị tài nguyên nước của Bộ nghiên cứu tiếp thu ý kiến của các chuyên gia sớm hoàn thiện xây dựng Quy hoạch góp phần đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 10-2022.

Ảnh tại cuộc họp:

29c

29d-1536x1024Toàn cảnh cuộc họpTheo nguồn http://nawapi.gov.vn/

 

 

Hội đồng thẩm định cấp Bộ thông qua dự thảo Quy hoạch tổng hợp Lưu vực sông Hồng – Thái Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050

 

Hải Phòng: Công bố đường dây nóng tiếp nhận thông tin về ô nhiễm môi trường

Thành phố Hải Phòng công khai 17 số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận phản ánh về ô nhiễm môi trường. Trong đó, cấp Thành phố có 3 số điện thoại đường dây nóng tại Sở TN&MT, Công an Thành phố, BQL Khu kinh tế và cấp quận huyện có 14 số điện thoại.

Việc thiết lập đường dây nóng nhằm tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân, tổ chức về ô nhiễm môi trường trên địa bàn từ Trung ương đến địa phương.

Sở Tài nguyên và Môi trường bố trí cán bộ chịu trách nhiệm tổ chức vận hành hệ thống đường dây nóng cấp thành phố; tổ chức tuyên truyền và công khai kết quả hoạt động của đường dây nóng trên địa bàn thành phố. Tổ chức hướng dẫn, tập huấn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thiết lập, vận hành, quản lý đường dây nóng cấp huyện và cấp xã. Phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị và khu kinh tế, khu công nghiệp, Công an thành phố và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện các nội dung của Quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin đường dây nóng về ô nhiễm môi trường.

UBND các quận, huyện cập nhật số điện thoại và thư điện tử đường dây nóng đảm bảo thực hiện theo quy định (nếu có điều chỉnh) đảm bảo thực hiện theo đúng quy định tại Khoản 4 Điều 5, Quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin đường dây nóng về ô nhiễm môi trường; tiếp nhận và vận hành hiệu quả hệ thống thông tin nhằm quản lý thống nhất thông tin tiếp nhận, kết quả xử lý thông tin và xử lý vụ việc được phản ánh qua đường dây nóng từ Trung ương đến địa phương.

UBND cấp xã thiết lập, cập nhật số điện thoại và thư điện tử để tiếp nhận và vận hành hiệu quả đường dây nóng về ô nhiễm môi trường theo Quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin đường dây nóng về ô nhiễm môi trường.

Công an thành phố, Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị và khu kinh tế, khu công nghiệp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các quận, huyện để xác minh thông tin, xử lý vụ việc được phản ánh qua đường dây nóng về môi trường trên địa bàn thành phố.

Theo nguồn https://monre.gov.vn/

Hải Phòng: Công bố đường dây nóng tiếp nhận thông tin về ô nhiễm môi trường

 

Sự cần thiết xây dựng quy định kỹ thuật điều tra xác định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất

Tài nguyên nước nói chung và tài nguyên nước dưới đất nói riêng luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ. Tại Việt Nam, nguồn nước dưới đất được khai thác mạnh mẽ ở nhiều khu vực, theo thống kê sơ bộ, lượng nước khai thác sử dụng cho các đô thị từ vài trăm đến hàng trăm triệu m3/năm, trong đó khoảng 50% nguồn nước cung cấp cho các đô thị được khai thác từ nguồn nước dưới đất. Hầu hết nước dưới đất được khai thác từ các công trình khai thác nằm trong phạm vi của đô thị hoặc vùng phụ cận. Chỉ tính riêng thành phố Hà nội hiện đang khai thác khoảng 800.000m3/ngày (khoảng 300 triệu m3/năm ); thành phố Hồ Chí Minh khai thác khoảng 500.000m3/ngày (khoảng 200 triệu m3/năm). Các đô thị khu vực đồng bằng Nam bộ hiện đang khai thác khoảng gần 300.000m3/ngày (110 triệu m3/năm ). Quá trình khai thác nước, đô thị hóa, đã nảy sinh và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác động xấu tới nguồn tài nguyên nước dưới đất, như: cạn kiệt nguồn tài nguyên nước, sụt lún mặt đất, ô nhiễm nguồn nước dưới đất, gia tăng quá trình nhiễm mặn nước dưới đất.

Trước những hậu quả to lớn do việc khai thác nước dưới đất tràn lan, thiếu kiểm soát gây ra, việc khoanh định, xác lập các khu vực cấm, khu vực hạn chế, khu vực được phép khai thác nước là rất quan trọng và cấp bách.

Trong những năm gần đây công tác bảo vệ tài nguyên môi trường nói chung và tài nguyên nước dưới đất nói riêng đã được hiện thực hóa trong nhiều luật, thông tư, nghị định, quyết định như Luật Tài nguyên nước Ngày 21 tháng 6 năm 2012 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 3 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 đã đề cập trực tiếp đến việc hạn chế khai thác nước dưới đất tại khoản4, khoản 5 Điều 52. Quyết định số 15/2008/QĐ-BTNMT ngày  31 tháng    12  năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường).

Tuy nhiên, các thông tư, quyết định này chỉ dừng lại ở mức độ quy định về phạm vi khu vực cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất trên cơ sở hiện trạng khai thác và hiện trạng tài nguyên nước khu vực mà không có những hướng dẫn cụ thể về triển khai công tác điều tra, xác định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác, do đó thực tế triển khai các công tác điều tra đánh giá vùng cấm vùng hạn chế khai thác nước dưới đất chủ yếu vận dụng các định mức, quy định của công tác điều tra cơ bản tài nguyên nước dưới đất do đó dẫn đến tình trạng vừa thừa, vừa thiếu; thừa những dạng điều tra không cần thiết, thiếu những thí nghiệm chuyên môn quan trọng và cần thiết để đánh giá các chỉ số trữ lượng, chất lượng để khoanh định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất.

Những vướng mắc ở trên cho thấy việc áp dụng những thông tư điều tra đánh giá đơn thuần về hiện trạng khai thác tài nguyên nước và xả thải vào nguồn nước vào một lĩnh vực chuyện môn đặc thù như khoanh định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất là có phần khiên cưỡng. Do đó đặt ra yêu cầu cần xây dựng một quy trình chuẩn trong điều tra đánh giá khoanh định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất nhằm tính đúng, tính đủ các dạng công tác cần thực hiện ngoài thực địa cũng như trong phòng. Vì vậy việc triển khai thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng Quy định kỹ thuật điều tra xác định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất” là rất cần thiết. Kết quả thực hiện đề tài sẽ là bộ công cụ hữu ích giúp các nhà quản lý cũng như chuyên môn có được nội dung, trình tự và phương pháp điều tra, đánh giá, tổng thể và toàn diện khi thẩm định và triển khai thực hiện công tác khoanh định vùng cấm, vùng hạn chế và vùng được phép khai thác nước dưới đất tại Việt Nam.

Theo nguồn http://nawapi.gov.vn/

Sự cần thiết xây dựng quy định kỹ thuật điều tra xác định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất

 

Chuẩn bị tốt cho Hội nghị đối thoại hợp tác triển khai thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng "0" và chuyển đổi năng lượng do Thủ tướng chủ trì

Ngày 13/9, tại Hà Nội, thực hiện trách nhiệm cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã tổ chức Cuộc họp với các Đối tác phát triển nhằm chuẩn bị cho Hội nghị đối thoại hợp tác triển khai thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” và chuyển đổi năng lượng sẽ do Thủ tướng Chính phủ chủ trì, dự kiến được tổ chức vào cuối tháng 9/2022.

13092022-small bt-phat-bieu cuoc hopBộ trưởng Trần Hồng Hà và Thứ trưởng Lê Công Thành chủ trì Cuộc họp

 

Tham dự tại Hội nghị có Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành, đại diện Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Đại sứ quán, các Đối tác phát triển, các định chế tài chính.

 

Cuộc họp nhằm cập nhật với các Đại sứ quán, các Đối tác phát triển, các định chế tài chính các thông tin về nỗ lực của Việt Nam đã và đang thực hiện để triển khai thực hiện cam kết COP26; những ưu tiên của Việt Nam triển khai thực hiện trong thời gian tới nhằm mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” và chuyển đổi năng lượng; thảo luận về phương thức hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác phát triển trong thời gian tới, để hỗ trợ Việt Nam đạt phát thải ròng bằng “0” và chuyển đổi năng lượng. Thông tin trao đổi, thảo luận tại Cuộc họp nhằm giúp chuẩn bị tốt cho Hội nghị đối thoại hợp tác triển khai thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” và chuyển đổi năng lượng sẽ do Thủ tướng Chính phủ chủ trì, dự kiến được tổ chức vào cuối tháng 9/2022.

 

Thông tin về các nỗ lực của Việt Nam đã triển khai sau thời gian 10 tháng kể từ khi Hội nghị COP26 kết thúc, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết: Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo và thành lập ngay Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26; đã phê duyệt Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai thực hiện kết quả Hội nghị COP26, Chiến lược quốc gia về BĐKH giai đoạn đến năm 2050, Kế hoạch hành động giảm phát thải khí mê-tan đến năm 2030, Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải, Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 và nhiều văn bản quan trọng khác để thực hiện các cam kết tại COP26…

13092022- small ttr-thanh-dieu-hanh cuoc hopThứ trưởng Lê Công Thành (bên trái) điều hành Cuộc họp

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” và chuyển đổi năng lượng như mong muốn, theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, đây không thể là công việc, nhiệm vụ của một quốc gia, tổ chức mà phải là tập hợp của các quốc gia trên thế giới cùng đi chung trên một con đường với mục tiêu thống nhất, đồng bộ. Do đó, Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển mong muốn cùng với các đối tác phát triển thiết lập một cơ chế hợp tác chung để cùng nhau thực hiện các mục tiêu chung về BĐKH.

Để chuẩn bị tốt cho Hội nghị đối thoại hợp tác triển khai thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” và chuyển đổi năng lượng do Thủ tướng Chính phủ chủ trì sắp tới đây, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đề nghị các đối tác quốc tế chia sẻ, cho ý kiến đối với các nội dung hợp tác cụ thể nhằm hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” và chuyển đổi năng lượng; đưa ra các sáng kiến của các Đối tác phát triển để thực hiện cam kết theo kỳ vọng của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, đề xuất các khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ, kiến nghị Chính phủ Việt Nam để tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tác hỗ trợ Việt Nam đạt được các cam kết tại COP26.

Phát biểu tại Cuộc họp, các đại biểu đánh giá cao sự chuẩn bị kỹ lưỡng của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho Cuộc họp, đồng thời cảm ơn Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã cập nhật những nỗ lực của Việt Nam triển khai thực hiện các cam kết của Việt Nam tại COP26 trong thời gian 10 tháng qua. Đa số các đối tác quốc tế đều bày tỏ mong muốn hỗ trợ Việt Nam thực hiện các mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” và chuyển đổi năng lượng. Bên cạnh đó, các đối tác cũng nhấn mạnh Việt Nam cần có xây dựng chính sách cụ thể, cần nâng cao đào tạo trong khoa học và công nghệ.

13092022- dbpb 1ds-euÔng Pier Giorgio Aliberti, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh Châu Âu phát biểu

Ông Pier Giorgio Aliberti, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh Châu Âu cho biết, lĩnh vực năng lượng là chìa khóa để đạt được mức phát thải ròng bằng “0” và Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) là tiềm năng để thu hút tài chính. Có thể sử dụng mô hình “Nhóm đối tác năng lượng Việt Nam” (VEPG) như hiện nay để tăng cường sự phối hợp. Tuy nhiên, cần có cải cách mạnh mẽ về các chính sách trong lĩnh vực năng lượng, trong đó cần đảm bảo tính công bằng (bao hàm cả người tiêu dùng, người lao động toàn xã hội).

Đại sứ Vương quốc Liên Hiệp Anh và Bắc Ireland nêu bật những thách thức cho việc thực hiện phát thải ròng bằng “0” kể từ sau Hội nghị COP26, trong đó có việc đảm bảo an ninh năng lượng. Ông cho rằng, việc tham gia đàm phán JETP là bước khởi đầu tốt đẹp cho Việt Nam. Cần có những chính sách hỗ trợ thích đáng khuyến khích khối doanh nghiệp tư nhân tìm kiếm các nguồn tài chính để cải tổ doanh nghiệp theo hướng xanh, hiện đại.

Bà Amal Abdel, Đại sứ Ai Cập cho rằng, để đạt được các cam kết về phát thải ròng bằng “0”, các hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế là rất quan trọng, đặc biệt là về tài chính. Bên cạnh đó, cần có giám sát chặt chẽ quá trình chuyển đổi.

Ngài Đại sứ Canada Shawn Steil cho rằng, để thúc đẩy chuyển đổi xanh, Việt Nam cần có các chính sách môi trường phù hợp. Bên cạnh đó, cần đào tạo ra nguồn nhân lực không những giỏi về công nghệ mà còn cần các kỹ năng mềm phù hợp. Về điều phối, cần được dẫn dắt theo các nhóm chủ đề, các chương trình, dựa trên cơ sở đó, sẽ đề ra các cơ quan đầu mối phù hợp.

13092022 -dbpb 12-wbĐại diện Ngân hàng Thế giới phát biểu

Đại diện Ngân hàng Thế giới cho rằng, theo Báo cáo Quốc gia về Khí hậu và Phát triển (CCDR), thách thức của khủng hoảng khí hậu tại các nước đang phát triển cho thấy, chi phí cho các hoạt động thích ứng gấp 2 lần chi phí cho các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính. Đặc biệt, lĩnh vực năng lượng, nên cần có kế hoạch triển khai rõ ràng.

Đại diện USAID cho rằng, tại cuộc Hội nghị đối thoại với Thủ tướng Chính phủ cần tập trung vào vấn đề tài chính khí hậu.

Ông Daryl Jame Dong, Phó Giám đốc Công ty Tài chính quốc tế nhấn mạnh, Chứng chỉ xanh toàn cầu là giấy thông hành quan trọng để Việt Nam tiếp cận nguồn tài chính xanh. Cần có môi trường thuận lợi, các chính sách phù hợp để thúc đẩy các tác động tốt và bền vững. Tài trợ xanh là điểm mạnh của Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC).

13092022- small toan-canh cuoc hopToàn cảnh cuộc họp

Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cảm ơn các ý kiến của các đối tác đã truyền năng lượng và cảm hứng mạnh mẽ, các ý kiến toàn diện, sâu sắc, cụ thể với vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu. Thông qua những ý kiến, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đưa ra các nhóm vấn đề để các bên tiếp tục thảo luận, nhằm chuẩn bị thật tốt cho Hội nghị đối thoại hợp tác triển khai thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” và chuyển đổi năng lượng sẽ do Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì sắp tới đây.

Cụ thể, về vấn đề về giảm phát thải khí nhà kính, để đạt được mục tiêu giảm giảm phát thải khí nhà kính, vấn đề chuyển đổi năng lượng là chủ đề mọi người quan tâm. Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) không chỉ là nội dung giữa Việt Nam và các nước G7, mà các nước nên cùng tham gia trao đổi, cùng thực hiện. Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, để thực hiện được chúng ta phải nhìn một cách đa chiều, không chỉ là an ninh năng lượng, cần đảm bảo chuyển đổi bao trùm, chuyển đổi được kinh tế, sinh kế của người dân (vấn đề xã hội), chuyển đổi năng lực quản trị. Cần xác định đây là một chủ đề quan trọng, xuất phát từ thể thế, chính sách, tài chính, quản trị.

13092022 small bt-phat-bieu4Bộ trưởng Trần Hồng Hà kết luận cuộc họp

Về vấn đề nghiên cứu khoa học công nghệ, đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực: cần bổ sung kiến thức, nguồn lực, quản trị gắn với đổi mới chính sách và thể chế. Thể chế để chuyển đổi mô hình sang nền kinh tế tuần hoàn, nền kinh tế các-bon thấp, tài chính xanh. Đây là vấn đề bao trùm, việc cụ thể hóa bằng thể chế chính sách để toàn xã hội cùng thực hiện. Thể chế phải đi đầu, mang tính chất quyết định có thành công không. Cần tập trung vào vấn đề cốt lõi là con người, vì con người, hiệu quả kinh tế và bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau.

Về vấn đề về thích ứng với biến đổi khí hậu, Bộ trưởng cho biết, người dân Việt Nam hàng ngày chịu tác động của biến đổi khí hậu. Nói về thích ứng không chỉ nói đến giải pháp cụ thể như đê, kè mà là vấn đề phục hồi hệ sinh thái tự nhiên, thích ứng phục hồi rừng ngập mặn, hướng tới kinh tế dựa vào phát triển và phục hồi tự nhiên.

Về vấn đề về tài chính khí hậu, đây là vấn đề được tính toán minh bạch, khoa học và rõ ràng. Cần đưa ra các công cụ định hướng lựa chọn các dự án đầu tư tốt nhất mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. Cần xác định cơ chế tài chính phù hợp như cung cấp tài chính trực tiếp cho tư nhân do định chế tài chính đánh giá và đầu tư hay chuyển dần từ đầu tư công sang tư nhân; dùng nguồn lực hỗ trợ của các đối tác phát triển (100 tỷ/một năm) hay lựa chọn các khoản vay để vượt qua giai đoạn đầu; bổ sung nguồn lực thông qua thị trường các-bon; hoặc huy động nguồn lực thông qua JETP…

Về vấn đề điều phối, Bộ trưởng cho biết, khoa học công nghệ là trung tâm quyết định Việt Nam cần gì về công nghệ để chuyển toàn bộ nền kinh tế sang xanh, công nghệ thu giữ và lưu trữ các-bon, hydrogen xanh, amoniac…. ? Chúng ta cần thảo luận để đưa ra một cơ chế, làm sao có cơ chế để chia sẻ công bằng. Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-RCC) được vận hành trong thời gian từ năm 2009-2020 có thể là một mô hình tốt để đề xuất cơ chế điều phối phù hợp. Bộ trưởng cũng bày tỏ mong muốn các đối tác có cơ chế/tổ chức điều phối để thảo luận các vấn đề nêu trên.

Tại cuộc họp này, với nhu cầu của Việt Nam và dự kiến tham gia của các đối tác, Bộ Tài nguyên và Môi trường mong muốn các đối tác phát triển xem xét lựa chọn sẽ hỗ trợ Việt Nam thực hiện nhóm nhiệm vụvà; đưa ra các sáng kiến cụ thể tại Hội nghị đối thoại hợp tác triển khai thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” và chuyển đổi năng lượng sẽ do Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì, dự kiến được tổ chức vào cuối tháng 9 năm nay.

Theo nguồn https://monre.gov.vn/

 

Chuẩn bị tốt cho Hội nghị đối thoại hợp tác triển khai thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng "0" và chuyển đổi năng lượng do Thủ tướng chủ trì

 
Trang 12345678910

Trang 10 trong tổng số 28 trang

Video sự kiện

You need Flash player 6+ and JavaScript enabled to view this video.

Playlist: 0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23

1.2024

2.2024

 

  • Tin mới nhất
  • Tin xem nhiều nhất

Liên kết web

Bộ Tài nguyên và Môi trường Cục quản lý tài nguyên nước Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia Tổng cục địa chất và khoáng sản Dự án BRG Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Trung Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Nam Ủy ban sông Mê Kông Hội địa chất thủy văn Việt Nam

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay19
mod_vvisit_counterTrong tuần4174
mod_vvisit_counterTrong tháng13182
mod_vvisit_counterTất cả4104952

We have: 3 guests online