Xây dựng cơ chế mới về quản lý nước
Thứ bảy, 07 Tháng 7 2007

tamSáng 3/12, tại Hà Nội đã diễn ra Tọa đàm khoa học với chủ đề “Xây dựng cơ chế mới về quản lý Nước - Những vấn đề liên quan”. Đây là diễn đàn khoa học về vấn đề nước do Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức. Buổi Tọa đàm thu hút sự tham gia đông đảo của các đại biểu, các chuyên gia, các nhà khoa học, các Bộ, ngành và các cơ quan liên quan.

Phát biểu khai mạc tại buổi Tọa đàm, PGS.TS Đinh Xuân Thảo Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp, cho biết, theo chương trình nghị sự của Ủy ban Thường trực 2 về Phát triển Bền vững, Tài chính và Thương mại, tại Đại Hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới 132 (gọi tắt là IPU 132 và Việt Nam sẽ là quốc gia chủ trì vào tháng 3/2015), Nghị viện của các Quốc gia tham dự sẽ thảo luận về chủ đề “Định hình cơ chế mới về quản trị nguồn nước: Thúc đẩy hành động của nghị viện về vấn đề nước”.

Để phục vụ Đoàn Quốc hội Việt Nam trong quá trình chuẩn bị nội dung tham gia các phiên họp IPU 132, đặc biệt là các phiên thảo luận và thông qua Nghị quyết về vấn đề quản trị nguồn nước, Viện Nghiên cứu lập pháp được giao nhiệm vụ tổ chức một số diễn đàn khoa học để thu thập ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách nhằm củng cố thêm về lý luận cũng như thực tiễn các vấn đề liên quan đến công tác quản lý Nước. Các ý kiến tại diễn đàn khoa học được tổ chức sẽ là nguồn thông tin quan trọng, cung cấp đến thành viên của Đoàn Quốc hội Việt Nam để tham khảo trong quá trình đóng góp ý kiến thảo luận và tham gia hoàn thiện, thông qua Nghị quyết về vấn đề Nước tại IPU 132 tới đây.

Tại IPU 132 tổ chức ở Việt Nam tới đây, Nghị viện của các quốc gia tham dự đều có trách nhiệm đóng góp ý kiến, tham gia trao đổi và cam kết những hành động cần thiết để cùng thống nhất quan điểm và hành động trước việc bảo vệ, khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên nước. Việc cam kết hành động của mỗi quốc gia đặt ra yêu cầu quốc gia đó phải có phương án hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, tiến tới hình thành một cơ chế mới, tương đối hoàn chỉnh về quản lý nước.

Với yêu cầu đó, tại Tọa đàm “Xây dựng cơ chế mới về quản lý nước - Những vấn đề liên quan”, các đại biểu tham dự đã tập trung phân tích, trao đổi, làm rõ các vấn đề cụ thể, có tính kỹ thuật liên quan đến công tác quản lý tài nguyên nước, làm cơ sở cho việc nghiên cứu, sửa đổi chính sách, pháp luật, tiến tới hình thành cơ chế mới về quản lý Nước. Bao gồm: Đánh giá tổng quan về hệ thống Điều ước, Công ước quốc tế liên quan đến quản trị nguồn nước, thực trạng khuôn khổ pháp lý về quản lý Nước ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra; công tác quy hoạch hệ thống thủy lợi; công tác quy hoạch không gian; chính sách thuế, phí, lệ phí trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước; hoàn thiện hệ thống hồ chứa; tăng cường công tác quy hoạch, điều tra cơ bản tài nguyên nước; tình trạng biến đổi khí hậu và những yêu cầu, đòi hỏi đối với việc đổi mới cơ chế quản lý tài nguyên nước; và tăng cường vai trò của khoa học, công nghệ đối với việc quản trị tài nguyên nước.

Tại buổi Tọa đàm, TS. Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, quy hoạch lưu vực sông là công cụ thích hợp để quản lý tích hợp tài nguyên nước, nếu có tổ chức lưu vực sông đủ quyền lực quản lý hiệu quả sẽ đem lại sự phồn vinh cho cả một vùng rộng lớn. Để làm tốt công tác quy hoạch, chúng ta cần quan tâm đến các mục tiêu giảm thất thoát nước, giảm trợ cấp cho các dịch vụ nước, khuyến khích tiết kiệm nước, xử lý nước thải công nghiệp và đô thị thành một ưu tiên quốc gia…

Và để hướng tới mục tiêu khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và thực hiện nguyên tắc “người hưởng lợi từ tài nguyên nước phải trả tiền”, PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách và Môi trường đề xuất một số biện pháp về xác lập giá nước, phải coi nước là hàng hóa kinh tế - xã hội, đồng thời, cần áp dụng các cơ chế tăng thuế suất, tăng phí, lệ phí khai thác, sử dụng tài nguyên nước; thực hiện cơ chế đấu giá quyền khai thác nước, nước cần phải được định giá, tài nguyên nước không phải là vô hạn. Bên cạnh đó, cần xã hội hóa các dịch vụ cung cấp nước cũng sẽ góp phần tăng cơ hội kinh doanh và cạnh tranh, phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là doạnh nghiệp nhỏ, trong khi người tiêu dùng cũng được hưởng lợi hơn khi được sử dụng các dịch vụ tốt, mang tính cạnh tranh thông qua cơ chế xã hội hóa. Ngoài ra, cần giảm dần và tiến tới loại bỏ trợ cấp nước đối với thuế, phí và lệ phí đối với việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên nước…

(Theo monre.gov.vn)

 

Video sự kiện

You need Flash player 6+ and JavaScript enabled to view this video.

Playlist: 0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23

1.2024

2.2024

 

  • Tin mới nhất
  • Tin xem nhiều nhất

Liên kết web

Bộ Tài nguyên và Môi trường Cục quản lý tài nguyên nước Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia Tổng cục địa chất và khoáng sản Dự án BRG Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Trung Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Nam Ủy ban sông Mê Kông Hội địa chất thủy văn Việt Nam

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay551
mod_vvisit_counterTrong tuần17820
mod_vvisit_counterTrong tháng89686
mod_vvisit_counterTất cả7252576

We have: 18 guests online