Việc thiết lập đường dây nóng nhằm tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân, tổ chức về ô nhiễm môi trường trên địa bàn từ Trung ương đến địa phương.
Sở Tài nguyên và Môi trường bố trí cán bộ chịu trách nhiệm tổ chức vận hành hệ thống đường dây nóng cấp thành phố; tổ chức tuyên truyền và công khai kết quả hoạt động của đường dây nóng trên địa bàn thành phố. Tổ chức hướng dẫn, tập huấn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thiết lập, vận hành, quản lý đường dây nóng cấp huyện và cấp xã. Phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị và khu kinh tế, khu công nghiệp, Công an thành phố và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện các nội dung của Quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin đường dây nóng về ô nhiễm môi trường.
UBND các quận, huyện cập nhật số điện thoại và thư điện tử đường dây nóng đảm bảo thực hiện theo quy định (nếu có điều chỉnh) đảm bảo thực hiện theo đúng quy định tại Khoản 4 Điều 5, Quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin đường dây nóng về ô nhiễm môi trường; tiếp nhận và vận hành hiệu quả hệ thống thông tin nhằm quản lý thống nhất thông tin tiếp nhận, kết quả xử lý thông tin và xử lý vụ việc được phản ánh qua đường dây nóng từ Trung ương đến địa phương.
UBND cấp xã thiết lập, cập nhật số điện thoại và thư điện tử để tiếp nhận và vận hành hiệu quả đường dây nóng về ô nhiễm môi trường theo Quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin đường dây nóng về ô nhiễm môi trường.
Công an thành phố, Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị và khu kinh tế, khu công nghiệp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các quận, huyện để xác minh thông tin, xử lý vụ việc được phản ánh qua đường dây nóng về môi trường trên địa bàn thành phố.
Theo nguồn https://monre.gov.vn/