Tin tức sự kiện

Tham vấn chuyên gia quốc tế về quản lý tài nguyên và môi trường

Sáng 29/8, tại Hà Nội, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cùng lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ đã có buổi làm việc với một số chuyên gia quốc tế hiện đang làm việc tại Bộ TN&MT gồm: ông Ko Jea Young, nguyên Thứ trưởng Bộ Môi trường Hàn Quốc, chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về chính sách, quản lý Nhà nước và doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường; ông Michael G.Parsons, chuyên gia tư vấn chính sách về các vấn đề TN&MT và ông Adachi Ichiro, Chuyên gia Quản lý Môi trường của JICA.

 29082022- BT lam viec voi chuyen gia quoc te- mg 01631Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà phát biểu tại buổi làm việc

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cảm ơn chân thành và đánh giá cao những hỗ trợ, giúp đỡ của các chuyên gia quốc tế hiện đang làm việc tại Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) trong việc chia sẻ kinh nghiệm quốc tế, tham vấn xây dựng chính sách, quy định pháp luật về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường ở Việt Nam trong suốt thời gian qua. Đồng thời, Bộ trưởng hy vọng trong thời gian tới, ông Adachi Ichiro là chuyên gia giàu kinh nghiệm trong quản lý TN&MT sẽ tiếp tục hỗ trợ Bộ TN&MT kết nối thật tốt các dự án hợp tác của Chính phủ Nhật Bản, JICA và Bộ TN&MT. Ông Michael G.Parsons sẽ tập trung giúp đỡ, tham mưu cho Bộ TN&MT giải quyết các vấn đề mang tầm chiến lược và ông Ko Jea Young, nguyên Thứ trưởng Bộ Môi trường Hàn Quốc sẽ hỗ trợ thúc đẩy việc tăng cường năng lực thực thi chính sách quản lý chất thải, tái chế và phát triển hợp tác thúc đẩy công nghiệp môi trường và chính sách môi trường ở Việt Nam.

 29082022- BT lam viec voi chuyen gia quoc te 1- mg 0162Toàn cảnh buổi làm việc

Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT đã trao đổi, đề xuất các vấn đề mong muốn các chuyên gia tiếp tục hỗ trợ trong thời gian tới, cụ thể: Tổng cục Môi trường đề xuất các chuyên gia hỗ trợ nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường; ứng dụng công nghệ hiện đại triển khai quản lý chất thải đô thị rắn đô thị và nông thôn, khoảng cách an toàn môi trường và bồi hoàn đa dạng sinh học.

Tổng cục Khí tượng thủy văn đề xuất các chuyên gia hỗ trợ nghiên cứu kinh nghiệm của Hàn Quốc gồm: Chính sách xã hội hóa hoạt động khí tượng thủy văn của Hàn Quốc; vai trò của Tổng cục Khí tượng Hàn Quốc (KMA) trong việc cung cấp, quản lý thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và các hoạt động của doanh nghiệp; thời tiết, công nghiệp thời tiết và thúc đẩy công nghiệp thời tiết nhằm tạo nền tảng cho sự phát triển của công nghiệp thời tiết và tăng cường khả năng cạnh tranh của ngành; kinh doanh các số liệu và kinh doanh đối với các trạm quan trắc (cho thuê) và cách thu hút các doanh nghiệp tham gia. Kinh nghiệm của Úc về cơ chế phối hợp của Cơ quan Khí tượng Úc (BoM) đối với các Bộ, ngành, địa phương trong phòng chống, ứng phó thiên tai; quản lý, chia sẻ rủi ro và bảo hiểm thiên tai cho cộng đồng; huy động trách nhiệm của địa phương, cộng đồng, người dân vào việc đầu tư, quản lý, khai thác các trạm quan trắc khí tượng thủy văn của cơ quan khí tượng thủy văn quốc gia đặt tại địa phương.

Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đề xuất các chuyên gia hỗ trợ nghiên cứu nội dung quản lý Nhà nước về địa chất, địa chất đô thị; cấu trúc chôn lấp carbon và tài chính khoáng sản, đặc biệt là thu hồi tiền đầu tư của nhà nước.

Cục Biến đổi khí hậu đề xuất các chuyên gia hỗ trợ nghiên cứu, tìm hiểu chính sách phát triển thị trường các-bon của Hàn Quốc, bao gồm: phương pháp xác định tổng hạn ngạch, phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính; quy định về thành lập, tổ chức vận hành sàn giao dịch hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ các-bon; quy định tài chính liên quan đến vận hành thị trường các-bon (phí giao dịch, xử phạt, đấu giá...).

Cục Quản lý tài nguyên nước đề xuất chuyên gia hỗ trợ nghiên cứu kinh nghiệm của Hàn Quốc về chính sách khôi phục các dòng sông bị suy thoái, ô nhiễm và cạn kiệt; quản lý hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu tài nguyên nước phục vụ quá trình hỗ trợ ra quyết định. Kinh nghiệm của Úc về chính sách liên quan đến bảo đảm an ninh nguồn nước và quản lý hạn hán ở Úc.

Vụ Khoa học và Công nghệ đề xuất chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm trong chuyển đổi số tập trung vào 5 lĩnh vực lớn của Bộ TN&M; hỗ trợ các Viện của Bộ trong triển khai nghiên cứu các đề tài khoa học và công nghệ, kết nối với các viện nghiên cứu trên thế giới trong lĩnh vực TN&MT; ứng dụng chuyển giao công nghệ và lĩnh vực trong xu thế điều tra cơ bản, phát triển năng lượng mới.

Vụ Pháp chế đề xuất chuyên gia hỗ trợ tăng cường năng lực và phát triển hợp tác với các đối tác của Hàn Quốc trong nghiên cứu, xây dựng pháp luật về môi trường, đặc biệt là triển khai quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu (EPR) và đề xuất xây dựng quy định của pháp luật về tái chế chất thải xây dựng.

 29082022- dai dien chuyen gia quoc te phat bieu -mg 0210Đại diện các chuyên gia quốc tế làm việc tại Bộ TN&MT phát biểu

Phát biểu tại buổi làm việc, các chuyên gia đã chúc mừng những thành tựu to lớn của Bộ TN&MT trong việc quản lý, bảo vệ và thúc đẩy sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên quốc gia cho sự phát triển kinh tế - xã hội hiện tại của đất nước và cho các thế hệ tương lai trong thời gian qua. Đồng thời, bày tỏ sự hỗ trợ cao nhất cho các định hướng và các lĩnh vực ưu tiên mà Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng như lãnh đạo các đơn vị của Bộ đã đặt ra trong thời gian tới.

Kết thúc buổi làm việc, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đề nghị các đơn vị trực thuộc Bộ cần chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể về các nội dung, thời gian cần đề xuất tham vấn các chuyên gia. Đồng thời, giao Vụ Hợp tác quốc tế là đầu mối tổng hợp lại các đề xuất đó để bố trí thời gian, sắp xếp các cuộc họp với chuyên gia đảm bảo hiệu quả công việc. Vụ Pháp chế tổng hợp đề xuất về chính sách pháp luật, các đơn vị đề xuất về mặt chuyên môn, công nghệ và mô hình.

Theo nguồn https://monre.gov.vn/

Tham vấn chuyên gia quốc tế về quản lý tài nguyên và môi trường

 

Họp tham vấn với DHI dự án hỗ trợ kỹ thuật tính toán tài nguyên nước xuyên biên giới lưu vực sông Hồng – Thái Bình

Sáng ngày 30/08/2022 tại trụ sở Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia, đã diễn ra cuộc họp tham vấn với DHI dự án hỗ trợ kỹ thuật tính toán tài nguyên nước xuyên biên giới lưu vực sông Hồng – Thái Bình. Chủ trì cuộc họp là Tổng Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia Tống Ngọc Thanh, cùng tham dự có Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Ngọc Hà; đại diện Lãnh đạo Ban Quan trắc giám sát tài nguyên nước, Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc, Trung tâm Cảnh báo và Dự báo tài nguyên nước và Trung tâm Dữ liệu tài nguyên nước và đại diện phía Climate Technology Centre & Network (CTCN)/DHI.

28a-696x464Tổng Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia Tống Ngọc Thanh chủ trì cuộc họp (bên phải màn hình)

 Báo cáo tại cuộc họp, Phó tổng giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia Nguyễn Ngọc Hà cho biết, Lưu vực sông Hồng – Thái Bình chảy qua 3 nước Việt Nam, Trung Quốc, Lào với tổng diện tích tự nhiên là 169000 km2, trong đó: 81200 km2 thuộc Trung Quốc, 88200 km2 thuộc Việt Nam, 1100 km2 thuộc Lào. Dự án đã chia diện tích Lưu vực sông Hồng – Thái Bình thuộc Việt Nam thành 5 vùng quy hoạch: lưu vực sông Đà, lưu vực sông Thao, lưu vực sông Lô – Gâm, lưu vực sông Cầu – Thương, vùng đồng bằng sông Hồng.

 Các vấn đề cần giải quyết Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hồng – Thái Bình:

 Về số lượng nước: Điều hòa, phân bổ nguồn nước bảo đảm hài hòa lợi ích cho các địa phương, các đối tượng khai thác, sử dụng nước. Giải pháp để vận hành tối ưu việc xả nước từ các hồ ở thượng nguồn các sông. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước ở hạ lưu và nâng cao giá trị tài nguyên nước.

 Về chất lượng nước: Giải pháp để cải tạo phục hồi nguồn nước mặt, đặc biệt trên các sông đang xảy ra ô nhiễm nghiêm trọng như sông Nhuệ, sông Đáy, sông Cầu. 

Về chất lượng, số lượng và thông tin dữ liệu về TNN: Chủ động đối với thông tin, số liệu về chất lượng, số lượng nguồn nước từ ngoài lãnh thổ vào Việt Nam trên LVS Hồng – Thái Bình. Bảo đảm số lượng nước, mục tiêu chất lượng nước của các sông liên tỉnh trong kỳ quy hoạch. 

Các mô hình Trung Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia đã thiết lập trong dự án gồm: mô hình thủy văn Mike Nam, mô hình cân bằng nước Mike Hydro Basin, mô hình thủy lực Mike Hydro River, mô hình nước dưới đất. Tất cả các mô hình đã được đưa vào hệ thống tác nghiệp MO. 

Hạn chế trong tính toán tài nguyên nước xuyên biên giới lưu vực sông Hồng – Thái Bình 

Trong công tác quy hoạch: 

– Đang sử dụng mô hình thủy văn Mike NAM để mô phỏng tính toán lượng nước từ Trung Quốc chảy sang Việt Nam, sử dụng nguồn số liệu chính được tính toán trên cơ sở phương pháp thống kê sử dụng tài liệu thực đo tại các trạm quan trắc đặt ở khu vực biên giới giữa hai nước. Tuy nhiên độ tin cậy của phương pháp dự báo này còn thấp.

 – Khi sử dụng số liệu mưa quan trắc được phía Việt nam để mô phỏng lượng mưa từ bên Trung Quốc nhập cho các mô hình thủy văn và thuỷ lực cho kết quả dòng chảy vào Việt nam có sai số lớn. Các dự liệu này chỉ có tính tham khảo, không sử dụng được để tính toán lập quy hoạch tài nguyên nước. 

– Dữ liệu mưa dự báo từ các kênh vệ tinh nguồn mở đang được một số Trường, Viện nghiên cứu áp dụng trong dự báo ngắn hạn và trung hạn (ngày, tháng, 6 tháng). Tuy nhiên kết quả mới dừng lại ở mức độ nghiên cứu, không đáp ứng nhu cầu dự báo diễn biến tài nguyên nước trong kỳ quy hoạch (thường có giai đoạn 10 năm đến 30 năm).

 – Do thiếu số liệu vận hành các công trình hồ chứa thủy điện, thủy lợi, số liệu về khai thác sử dụng nước thượng nguồn phía Trung Quốc nên các mô phỏng để tính toán lượng dòng chảy qua biên giới đang có sai số lớn.

 Trong công tác cảnh báo, dự báo: Hiện tại Trung tâm Cảnh báo, dự báo tài nguyên nước thuộc NAWAPI đang dùng dữ liệu mưa từ các nguồn vệ tinh (Chirps- 6 tháng; NMME- 16 ngày) và mưa tháng, mùa, năm từ bản tin của Tổng cục KTTV để tính toán và dự báo dòng chảy cho lưu vực. Tuy nhiên, mức độ chính xác chưa cao, thiếu các trạm kiểm định 

Các yêu cầu về tính toán tài nguyên nước xuyên biên giới lưu vực sông Hồng – Thái Bình 

Nhu cầu về hệ thống mô hình: phục vụ tính toán và dự báo tài nguyên nước từ thượng nguồn vào địa phận Việt Nam và chảy truyền trong hệ thống các sông chính của hệ thống sông Hồng-Thái Bình (mô hình thủy văn mưa- dòng chảy: Ex: Mike NAM, Mike SHE,…; mô hình thủy lực: Ex: Mike 11HD,…; mô hình cân bằng nước: Ex: Mike Hydro Basin,…)

 Nhu cầu về nguồn dữ liệu: Đa nguồn dữ liệu bao gồm dữ liệu thực đo về lượng mưa, bốc hơi, dòng chảy, và nguồn dữ liệu vệ tinh (NMME, CHIRPS…) trên lưu vực với bước thời gian ngày đến địa phận Việt Nam. Các nguồn dữ liệu mưa vệ tinh phải được phân tích, tổ hợp để hiệu chỉnh lượng mưa phù hợp với thực đo tại các vị trí có quan trắc. 

Yêu cầu: Hệ thống mô hình cần xét được ảnh hưởng của các yếu tố sinh dòng chảy (sử dụng đất, thảm phủ,…); khai thác sử dụng nước, chuyển nước; thay đổi chế độ dòng chảy do vận hành của các hồ thủy lợi, thủy điện. Các mô hình cần phải được liên kết với nhau để dễ dàng đồng bộ, liên kết các đầu vào đầu ra. Hệ thống mô hình được tích hợp tự động các yếu tố dự báo như lượng mưa, nhiệt độ… là đầu vào mô hình từ số liệu thực đo, từ các nguồn vệ tinh để dự báo dòng chảy về địa phận Việt Nam theo thời gian thực, dự báo ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Đưa vào hệ thống Mike Operation sẵn có của Trung Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia để vận hành tác nghiệp hàng ngày, tháng, mùa, năm.

 Các nội dung hợp tác giữa Trung Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia và Climate Technology Centre & Network (CTCN)/DHI 

Hỗ trợ chuyển giao công nghệ, công cụ và nguồn dữ liệu phục vụ tính toán, dự báo tài nguyên nước xuyên biên giới Việt Nam – Trung Quốc trên lưu vực sông Hồng – Thái Bình. Hỗ trợ về hiệu chỉnh, tính toán mô hình thủy lực hệ thống sông, tính toán vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng – Thái Bình. Giải quyết các nội dung kỹ thuật, tính toán mô hình trên cơ sở các ý kiến góp ý của các đơn vị trong và ngoài Bộ TNMT về nội dung của Quy hoạch. 

Phát biểu tại cuộc họp, Tổng giám đốc Tống Ngọc Thanh cho biết, dự án sẽ xây dựng hệ thống, bộ công cụ các mô hình quy hoạch tác nghiệp. Sau đó sẽ bàn giao cho Trung tâm Cảnh báo và Dự báo tài nguyên nước để đưa ra các bản tin dự báo, thông báo, cảnh báo hàng tháng lưu vực sông Hồng – Thái Bình giúp cho cơ quan quản lý đưa ra điều chỉnh về nguồn nước, điều chỉnh các hành vi khai thác sử dụng tài nguyên nước, điều chỉnh hoặc thêm bớt công trình khai thác sử dụng nước. 

Cũng tại cuộc họp, đại diện DHI cho biết, DHI rất vui mừng khi được CTCN lựa chọn là đơn vị hỗ trợ dự án cho NAWAPI. Thông qua tham vấn thì chúng tôi đã thu thập biết được hoạt động của các đơn vị và tình hình dữ liệu chưa được chia sẻ và đã được chia sẻ giữa các đơn vị liên quan. DHI hy vọng dự án sẽ đưa ra được công nghệ, cải thiện công tác dự báo dòng chảy xuyên biên giới lưu vực sông Hồng – Thái Bình, đóng góp trong kỳ quy hoạch tiếp theo. DHI mong rằng kết quả công nghệ không chỉ hỗ trợ cho công tác tác nghiệp, hoạt động thường xuyên mà còn hỗ trợ cho công tác quy hoạch lưu vực sông.

28e-696x613Đại diện DHI tại cuộc họp

Kết thúc cuộc họp, Tổng giám đốc Tống Ngọc Thanh đánh giá cao năng lực của phía đơn vị DHI về công nghệ trong lĩnh vực tài nguyên nước và mong muốn sự hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật tính toán tài nguyên nước xuyên biên giới từ DHI cho Trung Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia. Tổng giám đốc chúc cho hai bên sẽ cùng nhau hợp tác dự án thành công, tốt đẹp.

28c-696x464

28d-696x464 Toàn cảnh cuộc họpTheo nguồn http://nawapi.gov.vn/

Họp tham vấn với DHI dự án hỗ trợ kỹ thuật tính toán tài nguyên nước xuyên biên giới lưu vực sông Hồng – Thái Bình

 

Khôi phục nguồn tài nguyên nước lưu vực sông Hồng, sông Đồng Nai và sông Tiền

Vườn Quốc gia (VQG) Xuân Sơn, Khu Bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai và Khu Bảo tồn Sinh thái Đồng Tháp Mười được lựa chọn triển khai chương trình khôi phục, làm giàu nguồn nước, góp phần phục hồi nguồn nước tại lưu vực sông Hồng, sông Tiền và sông Đồng Nai.

Ngày 19/8, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam), Heineken Việt Nam cùng các địa phương khởi động chương trình hợp tác phục hồi tài nguyên nước ở lưu vực sông Hồng, sông Đồng Nai, sông Tiền nhằm mục tiêu phục hồi tính nguyên vẹn hệ sinh thái và đa dạng sinh học, tăng cường quản trị tài nguyên nước tại các lưu vực sông trọng điểm của Việt Nam.

Chương trình Hợp tác “Bảo tồn tài nguyên nước tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ, Khu Bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai tỉnh Đồng Nai, và Khu Bảo tồn Sinh thái Đồng Tháp Mười tỉnh Tiền Giang” sẽ được thực hiện trong vòng 4 năm với tổng ngân sách 30 tỷ đồng, do Heineken Việt Nam tài trợ.

Đây là những khu vực có giá trị bảo tồn đa dạng sinh học và giá trị kinh tế xã hội cao đối với các địa phương. Tuy nhiên, việc khai thác quá mức tài nguyên nước, rừng và đất; việc quản lý chưa hiệu quả các nguồn thải; cùng với các tác động của biến đổi khí hậu đã khiến cho tài nguyên nước tại đây bị suy giảm về số lượng và suy thoái về chất lượng.

tai-nguyen-nuocVQG Xuân Sơn được lựa chọn làm nơi khôi phục nguồn nước lưu vực sông Hồng.Theo kế hoạch, các hệ sinh thái ở vùng đầu nguồn quan trọng của các lưu vực sông này sẽ được phục hồi bằng nhiều giải pháp khác nhau, góp phần nâng cao khả năng điều tiết, cung cấp nước cho cộng đồng và các hoạt động nông nghiệp và sản xuất ở vùng hạ du của các lưu vực sông quan trọng này.

Mục tiêu đến 2025, các hệ sinh thái nước ngọt quan trọng thuộc Khu Bảo tồn Thiên nhiên – Văn hoá Đồng Nai, Khu Bảo tồn Sinh thái Đồng Tháp Mười và Vườn Quốc gia Xuân Sơn sẽ được phục hồi, bảo vệ và các cộng đồng trong khu vực sẽ thực hiện các thói quen mới trong cuộc sống và sinh hoạt, giúp bảo vệ, phục hồi và tiết kiệm để hướng tới mục tiêu bảo tồn 3 tỷ lít nước mỗi năm cho môi trường cũng như sản xuất và hoạt động nhân sinh ở vùng hạ du của các lưu vực sông.

Trong đó, dự kiến, gần 2 tỷ lít nước sẽ được gia tăng mỗi năm thông qua hoạt động nuôi dưỡng, làm giàu 1.100 ha rừng tự nhiên trên cả 3 lưu vực sông; 200 triệu lít nước mỗi năm sẽ được gia tăng từ hoạt đồng trồng mới, bổ sung 32,3 ha rừng gỗ lớn và cây bản địa; 800 triệu lít nước sẽ được bù hoàn mỗi năm riêng tại Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười thông qua việc nghiên cứu và áp dụng kế hoạch quản lý và điều tiết chế độ thủy văn phù hợp.

Ngoài ra, các cộng đồng sinh sống trong các vùng lõi và vùng đệm của Khu Bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai và Vườn Quốc gia Xuân Sơn sẽ được đào tạo để cùng tham gia thay đổi thói quen sinh hoạt và sản xuất để giảm tác động đến nguồn nước, tham gia các hoạt động trồng và giữ rừng.

Theo ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ hợp tác Quốc tế Bộ NN&PTNT, ở Việt Nam, Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ rất quan tâm đến phát triển, bảo tồn, cải tạo tài nguyên nước, đặc biệt gần đây nhất Đề án An ninh nguồn nước đã được Bộ NN&PTNT trình đề xuất Bộ Chính trị để thông qua. Từ câu chuyện tạo nguồn, từ câu chuyện tuần hoàn nước, câu chuyện bảo tồn nước, sử dụng nguồn nước hiệu quả cả về số lượng và số lượng.

Ông Tuấn đánh giá cao chương trình khôi phục nguồn nước cho sông Đồng Nai, sông Hồng, sông Tiền Giang. Đây là dự án quan trọng trong chương trình hợp tác tổng thể chung về phát triển nông nghiệp gắn với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên được Bộ NN&PTNT tổ chức ký kết với WWF ký kết vào ngày 14/2/2022.

“Đây là một dự án kỹ thuật quy mô nhỏ nhưng có ý nghĩa và giá trị rất tích cực nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng, tạo nguồn nước sạch cho dân cư và các hộ kinh doanh, doanh nghiệp. Vì mục tiêu phát triển bền vững và bảo tồn tài nguyền thiên nhiên, bảo tồn nguồn nước theo đúng tinh thần mà Dự án tài nguyên nước mới đây Bộ NN&PTNT đã trình Chính phủ phê duyệt”, Vụ trưởng Vụ hợp tác Quốc tế Bộ NN&PTNT nhận định.
Ông Tuấn đánh giá cao tinh thần trách nhiệm kinh doanh của Heniken ở Việt Nam, đây sẽ là mô hình tốt cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước khác ở Việt Nam học tập.

Sự kiện hôm nay đánh dấu sự quyết tâm cam kết của các bên cho nỗ lực phục hồi nguồn nước, góp phần đảm bảo môi trường sống an toàn, khỏe mạnh cho khu vực cộng đồng dân cư, nâng cao nhận thức thói quen tốt cho cộng đồng, ý thức trách nhiệm bảo tồn và trân quý tài nguyên thiên nhiên.

Theo ông Hoàng Việt, Quản lý chương trình Nước của WWF-Việt Nam, chương trình được thiết kế theo cách tiếp cận tổng hợp nhằm giải quyết các vấn đề an ninh nguồn nước dựa vào các giải pháp thuận theo tự nhiên và dựa vào cộng đồng. Các hệ sinh thái nước ngọt quan trọng của Việt Nam sẽ được bảo vệ và phát triển bền vững, gia tăng nguồn cung cấp nước cho con người và thiên nhiên, trong bối cảnh thiếu nước ở vùng hạ du các con sông ngày càng gia tăng, nhất là mùa khô.

Theo nguồn https://moitruong.net.vn/

Khôi phục nguồn tài nguyên nước lưu vực sông Hồng, sông Đồng Nai và sông Tiền

 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Hội thảo góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Chiều 26/8, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội GS.TS Vương Đình Huệ chủ trì Hội thảo “Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) theo Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII”. Hội thảo do Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Hội Luật gia Việt Nam tổ chức.

26.8.22 hoi thao dat dai 4Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì hội thảo

Hội thảo của sự tham gia của Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường và các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; các thành viên Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội cùng đại diện lãnh đạo Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Ủy ban Dân tộc, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, Hội đồng Lý luận trung ương, Học viện Chính trị quốc gia, Liên minh Hợp tác xã, Tổng Liên đoàn Lao động, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đại diện lãnh đạo UBND TP.Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, TP.Cần Thơ, TP.Đà Nẵng, Bắc Giang, Đồng Nai… cùng đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học.

dsc 9413 2Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) là dự án luật lớn, có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Luật khi được ban hành sẽ có tác động hết sức sâu sắc đến đời sống của Nhân dân.

Theo dự kiến chương trình xây dựng luật và pháp lệnh năm 2022, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV (tháng 10/2022). Dự án luật này sẽ được xem xét theo quy trình tại 3 kỳ họp, theo đó, Quốc hội sẽ cho ý kiến lần hai vào Kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023) và xem xét thông qua vào Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023). Sau khi được Quốc hội cho ý kiến lần đầu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ phối hợp cùng Chính phủ để xin ý kiến toàn dân về dự án Luật.

26.8.22 hoi thao dat dai 1Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu khai mạc hội thảo

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, trong suốt quá trình nghiên cứu xây dựng, soạn thảo, hoàn thiện dự án Luật đến khi trình Quốc hội cho ý kiến và xem xét thông qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cùng Chính phủ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức, hữu quan tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, tọa đàm để lấy ý kiến chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, những người có kinh nghiệm thực tiễn để hoàn thiện dự thảo Luật. Các hội nghị, hội thảo được tổ chức nhằm huy động phát huy vai trò trí tuệ của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, nhà hoạt động thực tiễn trên nhiều lĩnh vực tham gia vào việc góp ý kiến hoàn thiện dự thảo Luật trên tất các các phương diện bảo đảm cơ sở chính trị, pháp lý, lý luận và thực tiễn có tính khả thi cao, phúc đáp được những vấn đề thực tiễn đặt ra cả trước mắt và lâu dài, tạo động lực góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước và được Nhân dân đồng thuận cao.

Với tinh thần chuẩn bị từ sớm, từ xa, các cơ quan của Quốc hội phối hợp với các bên liên quan tổ chức Hội thảo để thảo luận về những vấn đề chung, cơ chế, chính sách về tài chính đất đai; vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất; chế độ quản lý và sử dụng đất đai và một số nội dung chính sách khác.

26.8.22 hoi thao dat dai 6Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà báo cáo tại hội thảo

26.8.22 hoi thao dat dai 5

26.8.22 hoi thao dat dai 7Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà báo cáo yêu cầu, quan điểm sửa đổi Luật Đất đai

 

Báo cáo các yêu cầu thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ giải pháp của Nghị quyết số 18-NQ/TW trong xây dựng Luật Đất đai (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nêu rõ Nghị quyết số 18-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao với 05 quan điểm, 3 mục tiêu, 6 nhóm giải pháp, 08 chính sách lớn trong hoàn thiện pháp luật về đất đai, đặt ra yêu cầu hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai trong năm 2023. Đây là cơ sở chính trị rất quan trọng để hoàn thiện chính sách, pháp luật đất đai.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nhấn mạnh cùng với thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các quan điểm, chủ trương của Đảng về quản lý và sử dụng đất đai, việc sửa đổi Luật đảm bảo kế thừa, sự ổn định của hệ thống pháp luật; sửa đổi, bổ sung các quy định chưa phù hợp với thực tiễn; đảm bảo tính thống nhất của pháp luật và nguyên tắc pháp chế; giải quyết tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong chính sách, pháp luật có liên quan đến đất đai. Trong đó, Luật Đất đai (sửa đổi) thống nhất điều chỉnh các quan hệ quản lý, sử dụng đất; hoàn thiện các chế định để quản lý đất đai theo chức năng là tài nguyên, tài sản, nguồn lực, cả về diện tích, chất lượng, không gian sử dụng. Tiếp tục đẩy mạnh cấp, phân quyền, thiết lập công cụ kiểm soát quyền lực của cơ quan và người có thẩm quyền trong quản lý đất đai. Thực hiện tiến bộ, công bằng và các định hướng xã hội chủ nghĩa, quan tâm đến lợi ích của người dân trong từng chính sách. Cùng đó là đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; chuyển trọng tâm từ quản lý bằng các công cụ hành chính sang sử dụng hiệu quả các công cụ kinh tế, quy hoạch để thúc đẩy sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, bền vững; từng bước hiện đại hóa công tác quản lý đất đai.

26.8.22 hoi thao dat dai 8Toàn cảnh hội thảo

Cùng tại hội thảo, các đại biểu đã nghe trình bày tham luận và thảo luận các vấn đề đưa Nghị quyết 18-NQ/TW vào cuộc sống thông qua Luật Đất đai, các góp ý hoàn thiện và sửa đổi luật về chính sách tài chính đất đai và giá đất; kiến nghị hoàn thiện quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất vì mục đích quốc phòng - an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; tổng hợp các góp ý các doanh nghiệp...

Theo nguồn Quochoi.vn

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Hội thảo góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

 

Đặc điểm tài nguyên nước mặt lưu vực sông Ba Chẽ

Lưu vực sông Ba Chẽ phần nằm trong vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc bộ có diện tích 850 km². Sông Ba Chẽ với chiều dài trên 80km là sông lớn nhất trong hệ thống sông suối Ba Chẽ. Đoạn thượng lưu rất dốc, nhiều ghềnh thác. Từ thị trấn Ba Chẽ ra biển, lòng sông rộng dần. (Cửa sông Ba Chẽ gặp cửa sông Tiên Yên ở phía bắc và gặp cửa sông Voi Lớn ở phía nam. Chỗ gặp gỡ ba cửa sông – Ba Chẽ sông – chính là gốc tên Ba Chẽ. Cửa sông Ba Chẽ lớn nhất là Cửa Cái và đoạn hạ lưu sông Ba Chẽ có tên sông Cửa Cái).

song-ba-che-webMột đoạn sông Ba Chẽ.

Theo kết quả điều tra thực địa của dự án “Điều tra đánh giá sơ bộ tài nguyên nước tỷ lệ 1:50.000 vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc bộ” hệ thống sông lưu vực sông Ba Chẽ  gồm 4 sông lớn thuộc đối tượng điều tra với tỷ lệ 1:50.000 là: Ba Chẽ, Quách, Đoáng Làng Cổng và 37 suối nhánh.

 – Sông Ba Chẽ bắt nguồn từ TP. Hạ Long chảy đến huyện Ba Chẽ và đổ ra biển, sông có diện tích lưu vực khoảng 951 km2. Lưu lượng dòng chảy trung bình nhiều năm tại cửa ra lưu vực là 43,05 m³/s tương ứng với tổng lượng tài nguyên nước là 1357,7 triệu m³ (chiếm 6,90% tổng lượng tài nguyên nước mặt lưu vực Ba Chẽ). 

– Sông Quách bắt nguồn từ xã Minh Cầm đến xã Đồng Sơn chảy chính theo hướng Bắc đổ vào sông Ba Chẽ, dài 36 km, lưu lượng dòng chảy trung bình nhiều năm là 2,79 m³/s, tổng lượng tài nguyên nước mặt là 88,09 triệu m³ (chiếm 6,49% tổng lượng tài nguyên nước toàn lưu vực). 

– Sông Đoáng bắt nguồn từ xã Kỳ Thượng thành phố Hạ Long đến xã Đạp Thanh huyện Ba Chẽ, chảy theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, dài 20 km, lưu lượng dòng chảy trung bình nhiều năm là 3,43 m³/s, tổng lượng tài nguyên nước mặt tương ứng là 108,1 triệu m³ (chiếm 7,96% tổng lượng tài nguyên nước mặt toàn lưu vực).

 – Sông Làng Cổng chảy từ phía Nam xã Đồn Đạc, chảy về phía Bắc đổ vào sông Ba Chẽ dài 30km, lưu lượng dòng chảy trung bình nhiều năm là 5,66 m³/s, tổng lượng tài nguyên nước mặt là 178,45 triệu m3 (chiếm 13,14% tổng lượng tài nguyên nước mặt lưu vực sông Ba Chẽ). 

* Về chất lượng nguồn nước mặt: Nhìn chung chất lượng nước ở Ba Chẽ trong và tương đối sạch, pH trung tính đạt yêu cầu đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp. Nước trên các suối qua xử lý sẽ đảm bảo chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt cho nhân dân. Tuy nhiên, một số vị trí chỉ đảm bảo cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi (3 vị trí trên sông Ba Chẽ, 2 vị trí trên sông Quách, 1 vị trí trên sông Đoáng và 2 hồ chứa), 1 vị trí trên sông Quách không đáp ứng nhu cầu sử dụng. 

* Về hiện trạng khai thác nước mặt: trên khu vực có hình thức khai thác chính là đập dâng với 27 công trình (chủ yếu nằm trên dòng nhánh), hồ chứa với 2 công trình, và 3 trạm bơm. Nhu cầu khai thác chính là cho mục đích tưới nông nghiệp, tiếp đến là cấp nước sinh hoạt, chỉ có 1 công trình cấp nước cho sản xuất công nghiệp.

 * Về các vấn đề nổi cộm liên quan đến tài nguyên nước mặt: từ kết quả điều tra và tài liệu thu thập cho thấy các vấn đề nổi cộm liên quan đến tài nguyên nước trên lưu vực sông Ba Chẽ gồm: xâm nhập mặn và ảnh hưởng triều, sạt lở, bồi lấp, lũ lụt, có nguy cơ ô nhiễm. Tuy nhiên những vấn đề này mang tính chất cục bộ và không có hoặc ít ảnh hưởng đến người dân trong khu vực. 

Nguồn nước cung cấp cho lưu vực sông Ba Chẽ chủ yếu là nước mưa. Lượng mưa năm bình quân trên toàn lưu vực sông Ba Chẽ là 1848 mm/năm, tương ứng với 1757,9 triệu m³/năm. Lưu vực sông Ba Chẽ nằm trong phạm vi điều tra của dự án có tổng lượng tài nguyên nước mưa là 1571,2 triệu m³ (chiếm 89,38% tổng lượng tài nguyên nước mưa toàn lưu vực).

Do có hệ thống sông suối chằng chịt nên vào mùa mưa (nhất là vào tháng 8, tháng 9) thường xảy ra lũ lụt. Gần đây do việc khai thác rừng bừa bãi cho nên nguồn sinh thủy bị ảnh hưởng, lượng nước rất hạn chế.

Tóm lại, kết quả điều tra, đánh giá cho thấy lưu vực sông Ba Chẽ không căng thẳng về nguồn nước nếu xét theo tiêu chí lượng nước khai thác, sử dụng so với lượng dòng chảy trên sông. Các nguồn nước mặt đều có khả năng cấp thêm một lượng nước khá lớn so với yêu cầu khai thác nước hiện trạng. Tuy nhiên do đặc điểm địa hình chia cắt, núi cao nên cần tìm giải pháp khai thác nước để sử dụng được tiềm năng nguồn nước mặt của vùng.

Theo nguồn http://nawapi.gov.vn/

Đặc điểm tài nguyên nước mặt lưu vực sông Ba Chẽ

 
Trang 12345678910

Trang 8 trong tổng số 18 trang

Video sự kiện

You need Flash player 6+ and JavaScript enabled to view this video.

Playlist: 0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23

1.2024

2.2024

 

  • Tin mới nhất
  • Tin xem nhiều nhất

Liên kết web

Bộ Tài nguyên và Môi trường Cục quản lý tài nguyên nước Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia Tổng cục địa chất và khoáng sản Dự án BRG Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Trung Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Nam Ủy ban sông Mê Kông Hội địa chất thủy văn Việt Nam

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay185
mod_vvisit_counterTrong tuần2661
mod_vvisit_counterTrong tháng12823
mod_vvisit_counterTất cả4104593

We have: 5 guests online