Tin tức sự kiện

Bộ TN&MT công bố Quy hoạch tổng hợp các lưu vực sông Mã, sông Hương và sông Đồng Nai

Chiều 9/1, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội nghị công bố “Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” đối với 3 lưu vực sông, bao gồm: Sông Mã, sông Hương và sông Đồng Nai. Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Tại Lễ công bố, ông Tống Ngọc Thanh, Tổng Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia đã giới thiệu toàn văn 03 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” đối với 3 lưu vực sông, bao gồm: Sông Mã, sông Hương và sông Đồng Nai. Theo đó, mục tiêu của việc lập quy hoạch các lưu vực sông trên, nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước trên lưu vực sông và toàn vùng quy hoạch; tích trữ, điều hòa, phân phối tài nguyên nước một cách công bằng, hợp lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước gắn với bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên nước nhằm đáp ứng nhu cầu nước cho dân sinh, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, bảo tồn hệ sinh thái.

Quy hoạch cũng nhằm bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước và tác hại do nước gây ra, có lộ trình phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm, đáp ứng yêu cầu quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đặc biệt, các quy hoạch trên được kỳ vọng sẽ từng bước thực hiện mục tiêu chuyển đổi số quốc gia trên cơ sở xây dựng, vận hành hệ thống thông tin, dữ liệu tài nguyên nước, bảo đảm kết nối với hệ thống thông tin tài nguyên môi trường và các ngành có khai thác, sử dụng nước.

Ảnh 1 19.1Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh phát biểu tại Hội nghị

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, việc các Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Mã, sông Hương và sông Đồng Nai được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ đánh dấu một bước quan trọng trong công tác quản lý tài nguyên nước, đặc biệt là khi Luật Tài nguyên nước đã được Quốc hội thông qua ngày 27/11/2023.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, việc các Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Mã, sông Hương và sông Đồng Nai được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ đánh dấu một bước quan trọng trong công tác quản lý tài nguyên nước, đặc biệt là khi Luật Tài nguyên nước đã được Quốc hội thông qua ngày 27/11/2023 với mục tiêu tổng thể là Bảo đảm an ninh nguồn nước trên lưu vực sông, tích trữ, điều hòa, phân phối tài nguyên nước một cách công bằng, hợp lý; khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước gắn với bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên nước; đáp ứng nhu cầu nước cho dân sinh, phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, bảo tồn hệ sinh thái, thảm thực vật và đa dạng sinh học.

Theo Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh, các Quy hoạch sẽ là căn cứ quan trọng, phục vụ rất đắc lực cho công tác quản lý, bảo vệ, điều hòa, phân phối, phòng chống và khắc phục tác hại do nước gây ra trên các lưu vực sông, hướng tới, tài nguyên nước các lưu vực sông được quản lý, bảo vệ như tài sản công và đúng với giá trị của tài nguyên nước trong các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương trên 03 lưu vực sông.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho rằng, việc các Quy hoạch được công bố công khai sẽ đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người dân, và doanh nghiệp đồng thời cũng giúp các cơ quan quản lý nhà nước nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đưa ra các chương trình, kế hoạch thực hiện tốt, từ đó sẽ giúp người dân doanh nghiệp tin tưởng vào hoạt động quản lý của cơ quan có thẩm quyền, tin tưởng vào nhà nước.

Do vậy, để bảo đảm các quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Mã, sông Hương và sông Đồng Nai được thực hiện đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả, đạt được các mục tiêu đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh đề nghị căn cứ vào những nội dung của Quy hoạch của các lưu vực sông, các đơn vị chuyên môn của Bộ TN&MT chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện Quy hoạch và tổ chức thực hiện Quy hoạch; kiểm tra, giám sát việc thực hiện; định kỳ đánh giá tình hình thực hiện và rà soát, điều chỉnh Quy hoạch theo quy định.

Chủ động phối hợp với các đơn vị chuyên môn trong Bộ để đưa ra các giải pháp bảo vệ nguồn nước, cải tạo, phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, sớm nghiên cứu triển khai xây dựng hệ thống công cụ hỗ trợ ra quyết định để điều hòa, phân phối nguồn nước; vận hành liên hồ chứa theo thời gian thực để tiến dần đến quản lý, điều hòa nguồn nước trên cơ sở các quy hoạch bằng công cụ số.

Ảnh 2 22.1

Với quan điểm tài nguyên nước được quản lý tổng hợp theo lưu vực sông, thống nhất về số lượng, chất lượng, giữa nước mặt và nước dưới đất, giữa thượng lưu và hạ lưu, liên vùng và giữa các địa phương trên cùng lưu vực, Bộ trưởng đề nghị các cơ quan quản lý của Bộ phải tăng cường hơn nữa phối hợp, kết hợp với các bộ, ngành, địa phương, phân định rõ trách nhiệm để việc quản lý tài nguyên nước sẽ đảm bảo được mục đích, yêu cầu của từng dòng sông, từng địa phương, đưa ra các giải pháp bảo vệ nguồn nước, cải tạo, phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm làm “sống lại các dòng sông chết”, từ đó sẽ đóng góp quan trọng vào việc phát triển kinh tế – xã hội nhưng vẫn gắn với bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cũng đề nghị cần tăng cường kiểm tra, giám sát để vừa có thể phòng ngừa những vi phạm, đồng thời có những đánh giá tổng thể và đưa ra các giải pháp để từ đó tham mưu các chính sách cho Bộ, Chính phủ chỉ đạo kịp thời đáp ứng với thực tiễn đặt ra đảm bảo lợi ích hài hoà giữa nhà nước, nhân dân và doanh nghiệp.

Bộ trưởng cũng đề nghị các đơn vị chuyên môn chủ động phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí triển khai tuyên truyền các nội dung trọng tâm của Quy hoạch và là kênh thông tin phản hồi cho Bộ để các Quy hoạch được triển khai hiệu quả.

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh tin tưởng rằng sự hợp tác chặt chẽ giữa các đơn vị, cơ quan sẽ là cơ sở vững chắc để xây dựng các quy hoạch đảm bảo chất lượng, làm tiền đề cho việc khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước tiết kiệm, hiệu quả và bền vững góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Ảnh 3 22.1

Ông Tống Ngọc Thanh, Tổng Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia đã giới thiệu toàn văn 03 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” đối với 3 lưu vực sông, bao gồm: Sông Mã, sông Hương và sông Đồng Nai.

Phê duyệt Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hương thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quyết định 21/QĐ-TTg ngày 8/1/2024 phê duyệt Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hương thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch). Phạm vi lập quy hoạch, gồm: toàn bộ diện tích lưu vực sông Hương và vùng phụ cận thuộc địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng với tổng diện tích 4.648 km2 và được phân chia thành 10 tiểu vùng quy hoạch gồm: đồng bằng Bắc sông Bồ; đồng bằng Nam sông Bồ và Bắc sông Hương; thượng sông Bồ; đồng bằng Nam sông Hương và phụ cận; lưu vực sông Hữu Trạch; lưu vực sông Tả Trạch; Ô Lâu và phụ cận thuộc Thừa Thiên Huế; lưu vực sông Truồi; lưu vực sông Bù Lu; lưu vực sông A Sáp.

Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch là bảo đảm an ninh nguồn nước trên lưu vực sông, tích trữ, điều hòa, phân phối tài nguyên nước một cách công bằng, hợp lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước gắn với bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên nước nhằm đáp ứng nhu cầu nước cho dân sinh, phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, bảo tồn hệ sinh thái, thảm phủ thực vật và đa dạng sinh học.

Bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước và tác hại do nước gây ra gắn với phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, di sản, di tích lịch sử văn hóa; có lộ trình phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm, đáp ứng yêu cầu quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông và thích ứng với biến đổi khí hậu. Từng bước thực hiện mục tiêu chuyển đổi số quốc gia trên cơ sở xây dựng, vận hành hệ thống thông tin, dữ liệu tài nguyên nước, bảo đảm kết nối với hệ thống thông tin tài nguyên môi trường, các ngành có khai thác, sử dụng nước.

Phấn đấu đạt được một số chỉ tiêu cơ bản của Quy hoạch, gồm: 100% các vị trí duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông được giám sát, có lộ trình giám sát tự động, trực tuyến phù hợp; 100% hồ, ao, kênh, rạch có chức năng điều hòa, có giá trị cao về đa dạng sinh học, lịch sử, văn hóa không được san lấp được công bố và quản lý chặt chẽ; 100% hộ gia đình ở thành thị và 80% hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn; 100% đô thị có hệ thống xử lý nước thải;…

Phê duyệt Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 8/1/2024 phê duyệt Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quyết định nêu rõ, phạm vi lập quy hoạch gồm diện tích lưu vực sông Đồng Nai thuộc địa giới hành chính Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đắk Nông, Lâm Đồng (không kể phần diện tích thuộc tỉnh Long An được đưa vào Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Cửu Long) và phần diện tích các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận là vùng nhận chuyển nước từ lưu vực sông Đồng Nai (sau đây gọi chung là vùng quy hoạch) và được phân chia thành 06 tiểu vùng quy hoạch, gồm: thượng lưu sông Đồng Nai; hạ lưu sông Đồng Nai; sông Sài Gòn – thượng Vàm Cỏ; sông Bé; sông La Ngà và phụ cận ven biển.

Mục tiêu tổng quát nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước trên lưu vực sông và toàn vùng quy hoạch; tích trữ, điều hòa, phân phối tài nguyên nước một cách công bằng, hợp lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước gắn với bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên nước nhằm đáp ứng nhu cầu nước cho dân sinh, phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, bảo tồn hệ sinh thái, thảm phủ thực vật và đa dạng sinh học.

Bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước và tác hại do nước gây ra, có lộ trình phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm, đáp ứng yêu cầu quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông và thích ứng với biến đổi khí hậu. Từng bước thực hiện mục tiêu chuyển đổi số quốc gia trên cơ sở xây dựng, vận hành hệ thống thông tin, dữ liệu tài nguyên nước, bảo đảm kết nối với hệ thống thông tin tài nguyên môi trường và các ngành có khai thác, sử dụng nước.

Phê duyệt Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Mã thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 8/1/2024 phê duyệt Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Mã thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phạm vi lập quy hoạch gồm toàn bộ diện tích lưu vực sông Mã nằm trong lãnh thổ Việt Nam thuộc địa giới hành chính các tỉnh: Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa và Nghệ An với tổng diện tích 17.653 km2 và được phân chia thành 08 tiểu vùng quy hoạch gồm: thượng sông Mã; trung sông Mã; Nam sông Mã – Bắc sông Chu; Bắc sông Mã; lưu vực sông Bưởi; lưu vực sông Âm; thượng sông Chu; Nam sông Chu.

Mục tiêu tổng quát nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước trên lưu vực sông, tích trữ, điều hòa, phân phối tài nguyên nước một cách công bằng, hợp lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước gắn với bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên nước nhằm đáp ứng nhu cầu nước cho dân sinh, phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, bảo tồn hệ sinh thái, thảm phủ thực vật và đa dạng sinh học. Bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước và tác hại do nước gây ra gắn với phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, di sản, di tích lịch sử văn hóa; có lộ trình phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm, đáp ứng yêu cầu quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông và thích ứng với biến đổi khí hậu. Từng bước thực hiện mục tiêu chuyển đổi số quốc gia trên cơ sở xây dựng, vận hành hệ thống thông tin, dữ liệu tài nguyên nước, bảo đảm kết nối với hệ thống thông tin tài nguyên môi trường, các ngành có khai thác, sử dụng nước.

Nguồn:baotainguyenmoitruong.vn

 

Bộ TN&MT công bố Quy hoạch tổng hợp các lưu vực sông Mã, sông Hương và sông Đồng Nai

 

Bộ Tài nguyên và Môi trường phát động Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có công văn số 7294/BTNMT –TTTT ngày 30/8/2023 về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023.

Theo đó, nhằm tiếp tục góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về công tác bảo vệ môi trường; khuyến khích các hoạt động, phong trào cộng đồng vì môi trường, hướng tới nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững; thực thi hiệu quả các cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế về bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu. Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục phát động Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023 với chủ đề “Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn”.

MTẢnh minh họa

Để Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023 đạt kết quả cao, đề nghị các Bộ, ban ngành, tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan tổ chức các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023. Cụ thể như sau:
Tiếp tục phát động các phong trào cộng đồng như ra quân làm vệ sinh môi trường, trồng cây, cải thiện, phục hồi môi trường tại các đô thị, khu dân cư và vùng lân cận, nhất là trên các hồ, sông, kênh, rạch... Đối với các tỉnh, thành phố có biển và các cơ quan đơn vị tại các địa phương ven biển tăng cường hơn các hoạt động ra quân làm sạch môi trường tại các bãi biển, khu vực ven bờ, trong đó tập trung vào việc thu gom, thu hồi các sản phẩm làm từ nhựa, bao bì, túi nilon khó phân hủy và vận chuyển đến nơi tái chế, xử lý theo quy định; tổ chức bàn giao bãi biển, khu vực ven bờ đã làm sạch cho các tổ chức, đơn vị có trách nhiệm quản lý để không tái diễn tình trạng ô nhiễm môi trường biển. Căn cứ điều kiện thực tế, mỗi cơ quan, địa phương tổ chức chiến dịch cao điểm, sự kiện, phong trào, chương trình hành động để hưởng ứng và tạo giá trị lan tỏa cao.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân, cộng đồng trong việc bảo vệ, giữ gìn, đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn; phân loại chất thải tại nguồn, giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải; từ chối sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lẫn và túi nilon khó phân hủy; khuyến khích phát triển, sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường; đồng thời đẩy mạnh việc tuyên truyền về chủ đề, thông điệp và các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023 trên toàn quốc.
Đẩy mạnh, lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong các chương trình đào tạo; nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm của mỗi người dân, doanh nghiệp đối với công tác bảo vệ môi trường, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong tư duy và nhận thức về lối sống bền vững hài hòa với thiên nhiên; xây dựng đạo đức môi trường, văn hóa, văn minh sinh thái trong ứng xử với tự nhiên; khắc phục và loại bỏ tư tưởng chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt mà bỏ qua trách nhiệm bảo vệ môi trường.
Các cơ quan báo chí, Đài Phát thanh và Truyền hình các địa phương tăng thời lượng tuyên truyền, truyền thông về bảo vệ môi trường, đặc biệt là các nội dung có liên quan đến kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các hoạt động vì môi trưởng... Thực hiện các chương trình truyền thông theo hướng đối mới nội dung, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, truyền thông phù hợp trên nền tảng công nghệ, phù hợp nhóm đối tượng.
Phát hiện, nhân rộng các gương điển hình, mô hình, sáng kiến, giải pháp, cách làm hay về bảo vệ môi trường. Khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong công tác bảo vệ môi trường.

Nguồn: https://moitruong.net.vn/bo-tai-nguyen-va-moi-truong-phat-dong-chien-dich-lam-cho-the-gioi-sach-hon-nam-2023-65359.html

Bộ Tài nguyên và Môi trường phát động Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023

 

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh tiếp và làm việc với Thứ trưởng Bộ TN&MT nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Chiều 24/7, Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh đã có buổi tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường Lào do đồng chí Thứ trưởng Saynakhone Inthavong làm Trưởng đoàn sang thăm và làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam.

Tại buổi tiếp, thay mặt Lãnh đạo Bộ, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam luôn luôn mong muốn hợp tác, hỗ trợ đất nước Lào, xem đây là nhiệm vụ chiến lược; không ngừng nâng cao chất lượng hợp tác trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, cùng phấn đấu để các thành tựu hợp tác ngày càng tương xứng với tầm vóc của quan hệ đặc biệt Việt-Lào, cũng như kỳ vọng của Lãnh đạo Đảng, Chính phủ và Nhân dân hai nước.

012707Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh tiếp xã giao Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lào Saynakhone Inthavong

Qua báo cáo nhanh chuyến công tác của Đoàn Bộ Tài nguyên và Môi trường Lào tại các đơn vị của Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho rằng hai bên đều có mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực một cách toàn diện, thực chất hơn trong thời gian tới.

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh thông tin, vừa qua Việt Nam đã đưa ra cam kết mạnh mẽ tại COP26 đưa mức phát thải ròng bằng “0” (Net zezo) vào năm 2025; thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) với các đối tác quốc tế; xây dựng tín chỉ carbon rừng góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế xanh, đây là lợi thế của Lào vì có diện tích rừng bao phủ lớn… Do đó Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho rằng Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam sẵn sàng phối hợp và chia sẻ với Lào như như trong các lĩnh vực quản lý đất đai, bảo tồn thiên nhiên và quản lý ô nhiễm xuyên biên giới, ứng phó với biến đổi khí hậu (cụ thể là phát triển thị trường các-bon), phát triển kinh tế tuần hoàn, thăm dò khoáng sản, đào tạo và xây dựng các chính sách chiến lược như Luật Đất đai, Luật Tài nguyên nước, Luật Địa chất và Khoáng sản…

Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam luôn luôn ủng hộ cho sự phát triển của Bộ Tài nguyên và Môi trường Lào; đồng thời hết sức coi trọng và dành ưu tiên hàng đầu trong công việc cho mối quan hệ đặc biệt với Bộ Tài nguyên và Môi trường của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

022707

Ngoài ra, Việt Nam cũng sẵn sàng hỗ trợ Lào phát triển kinh tế hướng ra biển thông qua cửa ngõ Việt Nam bằng việc triển khai các dự án hợp tác vùng, khu vực…

Trân trọng cảm ơn sự đón tiếp của Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh, Thứ trưởng Thứ trưởng Saynakhone Inthavong xin tiếp thu các ý kiến của Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh để báo cáo lại Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như các cấp Lãnh đạo nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào để để hai Bộ, hai Chính phủ có được bản kế hoạch hợp tác sớm nhất trong thời gian tới.

Nguồn: baotainguyenmoitruong.vn

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh tiếp và làm việc với Thứ trưởng Bộ TN&MT nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

 

Công bố giá trị dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu các hồ chứa và đập dâng của các công trình thủy lợi, thủy điện

Bộ TN&MT vừa ban hành Quyết định số 2064/QĐ-BTNMT về việc “Công bố giá trị dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu các hồ chứa, đập dâng của các công trình thủy lợi, thủy điện” tại các lưu vực sông trên cả nước.

Theo Quyết định, Bộ TN&MT ban hành danh mục giá trị dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu 699 hồ chứa, đập dâng của 626 công trình thủy lợi, thủy điện. Trong đó có 660 hồ chứa, đập dâng của 590 công trình thủy điện và 39 hồ chứa, đập dâng của 36 công trình thủy lợi.

Cụ thể, tại lưu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng nằm trên địa bàn 3 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn có 16 công trình thủy điện và 1 công trình thủy lợi. Trong đó, công trình thủy điện Thượng Ân (tỉnh Bắc Kạn) có giá trị dòng chảy sau đập thấp nhất với 0,2m3/giây; 2 công trình thủy điện có giá trị dòng chảy sau đập cao nhất là Hòa Thuận và Tiên Thành (Cao Bằng) 9,5m3/giây.

Tại lưu vực sông Hồng - Thái Bình có 277 công trình thủy điện, thủy lợi nằm trên địa bàn các tỉnh Bắc Kạn, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Sơn La, Phú Thọ, Tuyên Quang, Cao Bằng, Hà Giang, Hòa Bình. Đây cũng là lưu vực có nhiều công trình thủy điện có giá trị dòng chảy tối thiểu thấp như: Thủy điện Mây Hồ (tỉnh Lào Cai) 0,011 - 0,23 m3/giây; Thủy điện Ngòi Đường 1 (tỉnh Lào Cai) 0,13 m3/giây; Thủy điện Suối Chút 1 (tỉnh Lào Cai) 0,02 - 0,1 m3/giây; Suối Chút 2 (tỉnh Lào Cai) 0,03 - 0,22 m3/giây; Nậm Cát (tỉnh Lai Châu) 0,01m3/giây; Nậm Nhùn 2 (tỉnh Lào Cai) 0,05 - 0,12 m3/giây; Nậm Nhùn 1 (tỉnh Lào Cai) 0,02 - 0,21 m3/giây; Nậm He (tỉnh Điện Biên) 0,12 m3/giây;…

Các công trình có giá trị dòng chảy tối thiểu sau đập cao nhất là thủy điện Sông Lô 8A tại tỉnh Tuyên Quang với 60,25m3/giây; thủy điện Sông Lô 6 nằm trên địa bàn 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang 46,3m3/giây; thủy điện Sông Lô 7 tại tỉnh Tuyên Quang 58,6m3/giây; thủy điện Pắc Ma tại tỉnh Lai Châu với 55,6m3/giây.

Tại khu vực Sông Mã có 30 công trình thủy điện, thủy lợi nằm trên địa bàn các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Thanh Hóa, Hòa Bình, Nghệ An. Trong đó, công trình thủy điện Trí Năng (tỉnh Thanh Hóa) có giá trị dòng chảy tối thiểu thấp nhất 0,05m3/giây. Thủy điện có giá trị dòng chảy tối thiểu cao nhất là Mường Hung (tỉnh Sơn La) với 21,2m3/giây.

Tại khu vực sông Cả trên địa bàn hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh có 22 công trình thủy điện, hồ chứa. Trong đó, công trình thủy điện Ca Nan 1 (tỉnh Nghệ An) có giá trị dòng chảy tối thiểu sau đập 0,3m3/giây; thủy điện Ca Lôi (tỉnh Nghệ An) có giá trị dòng chảy tối thiểu sau đập thấp nhất với 0,28 m3/giây . Thủy điện có giá trị dòng chảy tối thiểu cao nhất là Khe Bố với 95,5m3/giây.

07072023Công bố giá trị dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu các hồ chứa, đập dâng của các công trình thủy lợi, thủy điện

Khu vực sông Hương tại Thừa Thiên Huế có 11 công trình thủy điện. Trong đó, công trình thủy điện A Lin B1 có giá trị dòng chảy tối thiểu thấp nhất 0,17m3/giây. Thủy điện có giá trị dòng chảy tối thiểu cao nhất là Thượng Lộ  với 1,4 m3/giây.

Lưu vực sông Vu Gia-Thu Bồn nằm trên địa bàn hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum có 32 công trình thủy điện. Trong đó, một số công trình thủy điện Tầm Phục (tỉnh Quảng Nam) có giá trị dòng chảy tối thiểu thấp nhất 0,03m3/giây; Nước Biêu (tỉnh Quảng Nam) là 0,32 m3/giây; Tà Vi (tỉnh Quảng Nam) là 0,55 m3/giây. Thủy điện có giá trị dòng chảy tối thiểu cao nhất là Sông Tranh 4 với 9,85m3/giây.

Khu vực sông Trà Khúc tại hai tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi có 18 công trình thủy điện, thủy lợi. Trong đó, công trình thủy điện Đắk Re 2 (tỉnh Quảng Ngãi) có giá trị dòng chảy tối thiểu thấp nhất 0,07 - 0,285m3/giây; thủy điện Đắk Re (tỉnh Kon Tum) có giá trị dòng chảy tối thiểu sau đập là 0,28m3/giây; thủy điện Đắk Ba (tỉnh Quảng Ngãi) có giá trị dòng chảy tối thiểu sau đập là 0,01 – 0,61m3/giây. Công trình đập thủy lợi có giá trị dòng chảy tối thiểu cao nhất là Trà Khúc 1 (tỉnh Quảng Ngãi) với giá trị dòng chảy tối thiểu sau đập là 21,6 m3/giây.

Lưu vực sông Kôn-Hà Thành nằm trên địa bàn hai tỉnh Bình Định và Gia Lai có 5 công trình thủy điện, thủy lợi. Trong đó, công trình thủy điện Ken Lút Hạ (tỉnh Bình Định) có giá trị dòng chảy tối thiểu sau đập thấp nhất 0,05m3/giây. Công trình thủy điện có giá trị dòng chảy tối thiểu cao nhất là Vĩnh Sơn 5 với 3,4m3/giây.

Khu vực sông Sê San (Mê Công) nằm trên địa bàn hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum có 49 công trình thủy điện, thủy lợi. Trong đó, công trình thủy điện Đăk Pia (tỉnh Kon Tum) có giá trị dòng chảy tối thiểu thấp nhất 0,08m3/giây; Đăk Psi (tỉnh Kon Tum) là 0,2m3/giây. Công trình thủy điện có giá trị dòng chảy tối thiểu cao nhất là Sê San 4A với 195m3/giây. 

Khu vực sông Ba nằm trên địa bàn các tỉnh Gia Lai, Bình Định, Phú Yên, Đắk Lắk có 25 công trình thủy điện, thủy lợi. Trong đó, công trình thủy lợi hồ Ia Ring (tỉnh Gia Lai) có giá trị dòng chảy tối thiểu thấp nhất 0,12m3/giây. Công trình thủy điện có giá trị dòng chảy tối thiểu cao nhất là Đăk Srông 3B với 4,24m3/giây.

Khu vực sông Srê Pốk (Mê Công) nằm trên địa bàn các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng có 22 công trình thủy điện. Trong đó, thủy điện Ea Rớt (tỉnh Đắk Lắk) có giá trị dòng chảy tối thiểu sau đập là 0,06 m3/giây; thủy điện Đăk Mê 1 (tỉnh Lâm Đồng) và  thủy điện Ea Kar (tỉnh Đắk Lắk) có giá trị dòng chảy tối thiểu sau đập là 0,11m3/giây. Thủy điện có giá trị dòng chảy tối thiểu cao nhất là Krông Nô 3 với 3,9m3/giây.

Khu vực sông Đồng Nai nằm trên địa bàn các tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước có 58 công trình thủy điện, thủy lợi. Trong đó, thủy điện Đắk U (tỉnh Bình Phước) có giá trị dòng chảy tối thiểu thấp nhất 0,07m3/giây; Đam Bol - Đạ Tẻh (tỉnh Lâm Đồng) 0,08m3/giây. Thủy điện có giá trị dòng chảy tối thiểu cao nhất là Đồng Nai 5 với 4,43m3/giây.

Khu vực sông Mê Công (Cửu Long) nằm trên địa bàn các tỉnh Điện Biên, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đắk Lắk, Gia Lai có 10 công trình thủy lợi, thủy điện. Trong đó, thủy điện A Lin Thượng có giá trị dòng chảy tối thiểu thấp nhất 0,18m3/giây. Thủy điện có giá trị dòng chảy tối thiểu cao nhất là thủy điện Nậm Núa (tỉnh Điện Biên) với 4,6m3/giây.

Theo Quyết định, Cục Quản lý tài nguyên nước có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc bảo đảm dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu các hồ chứa, đập dâng; xử lý vi phạm đối với hành vi không bảo đảm dòng chảy tối thiểu theo quy định; Định kỳ rà soát, cập nhật, tổng hợp và trình Bộ TN&MT công bố dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu các hồ chứa, đập dâng thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt của Bộ trước ngày 31 tháng 1 hằng năm.

 Nguồn: https://monre.gov.vn/

Công bố giá trị dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu các hồ chứa và đập dâng của các công trình thủy lợi, thủy điện

 

Đại biểu Quốc hội Dương Bình Phú: Sửa đổi Luật Tài nguyên nước cần bổ sung chính sách bắt buộc đối với việc xử lý nước thải đô thị, nước thải công nghiệp tập trung

Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 vừa qua và dự kiến xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 6 năm 2023. Góp ý vào dự án Luật này, đại biểu Dương Bình Phú - Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên đề nghị bổ sung chính sách bắt buộc đối với việc xử lý nước thải đô thị, nước thải công nghiệp tập trung có quy mô lớn. Đồng thời cần bổ sung khoản giao cho Chính phủ xem xét, quyết định quy mô, công suất, đặc tính, loại hình của các cơ sở, hệ thống phải thực hiện theo mục tiêu tái sử dụng nước thải sau xử lý và sử dụng phù hợp với các mục tiêu.

Thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị quyết số 50/2022/QH15 ngày 13/6/2022 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, Chính phủ đã trình Quốc hội Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV vừa qua.
Quan tâm đến dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), đại biểu Dương Bình Phú - Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên bày tỏ thống nhất với sự cần thiết sửa đổi Luật Tài nguyên nước nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất, bảo đảm minh bạch để có khả năng khai thác tối đa nguồn lực tài nguyên, phân bổ hợp lý và sử dụng có hiệu quả; bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia; chú trọng phòng ngừa, kiểm soát và phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm; phân định rõ trách nhiệm quản lý nguồn nước và trách nhiệm quản lý công trình khai thác nước cả trung ương và địa phương khắc phục các chồng chéo, xung đột pháp luật.
Đồng thời thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về quản lý, bảo vệ tài nguyên nước. Trong đó, cần nghiên cứu, sửa đổi ban hành Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) theo hướng bổ sung, hoàn thiện các chính sách đã ban hành và nghiên cứu tích hợp các quy định về quản lý nước trong một bộ luật về nước để quản lý, kiểm soát, điều tiết toàn diện các vấn đề về nước trên cơ sở thống nhất quản lý về tài nguyên nước.
01-ddbqh-duong-binh-phu-sang-10.06Đại biểu Dương Bình Phú - Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên
Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) gồm 10 chương, 83 Điều. Góp ý cụ thể vào dự án Luật này, về khoản 24 Điều 3 giải thích về việc vận hành hồ chứa theo thời gian học, đại biểu Dương Bình Phú đề nghị cần làm rõ “thời gian thực” là khoảng thời gian bao nhiêu, vì thời gian tính ra kết quả để ra quyết định vận hành các hồ chứa thủy điện không chỉ phụ thuộc vào thời gian dự báo theo thời gian thực mà còn phụ thuộc vào thuật toán (phần mềm tính toán), cấu hình máy tính để chạy mô hình và kinh nghiệm của người thực hiện vận hành.
Vì vậy, đại biểu Dương Bình Phú đề nghị chỉnh sửa như sau: “Vận hành hồ chứa, tiệm cận theo thời gian thật là quá trình ra quyết định vận hành điều tiết hồ chứa liên tục, tức là thời gian cơ sở tuân thủ theo quy định của quy trình vận hành hồ chứa và cập nhật thông tin, số liệu khí tượng thủy văn hồ theo thời gian thực”.
Liên quan quy định về chính sách nhà nước về tài nguyên nước tại Điều 5, đại biểu đề nghị bổ sung chính sách bắt buộc đối với việc xử lý nước thải đô thị, công nghiệp tập trung ở quy mô lớn. Cần xem xét và bổ sung khoản giao cho Chính phủ xem xét, quyết định quy mô, công suất, đặc tính, loại hình của các cơ sở, hệ thống phải thực hiện theo mục tiêu tái sử dụng nước thải sau xử lý và sử dụng phù hợp với các mục tiêu.
Đề cập về hành vi bị nghiêm cấm đổ chất thải tại khoản 1 Điều 10 quy định: “đổ chất thải, rác thải, đổ hoặc làm rò rỉ các chất độc hại vào nguồn nước và các hành vi khác gây cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước”, đại biểu Dương Bình Phú đề nghị bổ sung thêm cụm từ: “các hoạt động khai thác gây hại tới hệ sinh thái thủy sinh”. Vì thực tế hiện nay, các hoạt động khai thác thủy sản sử dụng các chất hay vật dụng gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái dưới nước và môi trường nước khi khai thác thủy sản (chích điện, chất nổ...); Mặt khác tại điểm e, khoản 3 Điều 23 của dự thảo Luật cũng có nêu: “bảo tồn và phát triển hệ sinh thái thủy sinh…”
Do đó, đại biểu đề nghị biên soạn lại khoản 1 Điều 10 như sau: “Đổ chất thải, rác thải, đổ hoặc làm rò rỉ các chất độc hại vào nguồn nước và các hoạt động khai thác gây hại tới hệ sinh thái thủy sinh và các hành vi khác gây cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước”.
Ngoài ra, đại biểu Dương Bình Phú cũng đề nghị rà soát và xem lại sự cần thiết ban hành nhiều quy hoạch và tài nguyên nước như hiện nay và để tránh trùng lập, chồng chéo các quy hoạch khác. Quy định quy hoạch tài nguyên nước bao gồm: Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia; Quy hoạch tổng thể khu vực sông (ở khu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh) và Quy hoạch bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn nước quốc gia có hệ thống quy hoạch quốc gia. Theo dự thảo Tờ trình, sau khi Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 có hiệu lực, các địa phương đã và đang xây dựng lồng ghép nội dung về tài nguyên nước trong quy hoạch tỉnh theo quy định.
db2
Bên cạnh đó, tại khoản 6 Điều 22 quy định: “Đối với các quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành, quy hoạch điều chỉnh có khai thác, sử dụng tài nguyên nước do các bộ, cơ quan ngang bộ lập phải có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường về sự phù hợp với quy hoạch và tài nguyên nước, chức năng nguồn nước và khả năng nguồn nước”.
Đại biểu Dương Bình Phú đề nghị bỏ khoản này vì nội dung quy định này không phù hợp với quy định và mối quan hệ giữa các loại quy hoạch (thứ bậc quy hoạch) tại Luật Quy hoạch. Đại biểu cho rằng, các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành điều thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cơ quan, tổ chức lập quy hoạch đều lấy ý kiến của các Bộ, ngành, các cơ quan liên quan và Hội đồng thẩm định thông qua hồ sơ quy hoạch, trong đó có đại diện của các bộ, ngành có liên quan. Mặt khác, đại biểu nhận thấy, việc quy định tại khoản 6 sẽ phát sinh nhiều thủ tục hành chính.
Tại điểm b khoản 1 Điều 66 dự thảo Luật đã bổ sung quy định thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với nước cấp cho sinh hoạt. Tuy nhiên, đại biểu Dương Bình Phú cho rằng, quy định trên chưa thống nhất với quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 dự thảo Luật, Nhà nước “có chính sách ưu đãi, khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư vào việc tìm kiếm, thăm dò, khai thác nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt”.
Vì vậy, đại biểu Dương Bình Phú đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo giải trình rõ lý do bổ sung quy định thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, đối với nước cấp cho sinh hoạt (không mang tính chất thương mại), đồng thời đề nghị đánh giá tác động kinh tế - xã hội của quy định nêu trên. Lưu ý các chi phí có thể phát sinh đối với người dân và tổ chức, cá nhân chịu ảnh hưởng./.

Nguồn tin: quochoi.vn

Đại biểu Quốc hội Dương Bình Phú: Sửa đổi Luật Tài nguyên nước cần bổ sung chính sách bắt buộc đối với việc xử lý nước thải đô thị, nước thải công nghiệp tập trung

 
Trang 12345678910

Trang 4 trong tổng số 18 trang

Video sự kiện

You need Flash player 6+ and JavaScript enabled to view this video.

Playlist: 0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23

1.2024

2.2024

 

  • Tin mới nhất
  • Tin xem nhiều nhất

Liên kết web

Bộ Tài nguyên và Môi trường Cục quản lý tài nguyên nước Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia Tổng cục địa chất và khoáng sản Dự án BRG Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Trung Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Nam Ủy ban sông Mê Kông Hội địa chất thủy văn Việt Nam

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay73
mod_vvisit_counterTrong tuần4228
mod_vvisit_counterTrong tháng13236
mod_vvisit_counterTất cả4105006

We have: 5 guests online