BẢN TIN CẢNH BÁO 6 THÁNG CẢNH BÁO NGUỒN NƯỚC MÙA CẠN VÀO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2024-2025 (Tháng 11)
Thứ ba, 12 Tháng 11 2024

1.Hiện trạng diễn biến nguồn nước sông Mê Công

a. Tại Kratie

Hiện nay, mực nước tại Kratie tính đến ngày 01/11/2024 là 13,07m cao hơn mực nước trung bình nhiều năm toàn thời kỳ đo đạc (1961-2024) cùng thời điểm khoảng 0,34m; cao hơn mực nước trung bình nhiều năm kể từ khi chịu tác động của hồ chứa (2010-2024) cùng thời điểm khoảng 0,64m.

Về tổng lượng nước mùa lũ tính từ 01/6 – 31/10, tại Kratie tổng lượng năm 2024 khoảng 286,8 tỷ m3, thấp hơn trung bình nhiều năm (1960-2024) cùng kì khoảng 26,11 tỷ m3 (thấp hơn khoảng 8%), tổng lượng lũ đang cao hơn một số năm điển hình như: cao hơn năm 2019 khoảng 71,12 tỷ m3 (cao hơn khoảng 65% so với năm 2019), cao hơn năm 2015 khoảng 57,57 tỷ m3 (cao hơn khoảng 60% so với năm 2015), cao hơn năm 2020 khoảng 83,99 tỷ m3 (cao hơn khoảng 40% so với năm 2020).

Hình 1. Quá trình lưu lượng tại Kratie

b. Hồ TonLe Sap

Hiện tại mực nước hồ Tonle Sap đo tại trạm Kom pang Lương tính đến 01/11/2024 có mực nước là 6,7m thấp hơn mực nước trung bình hồ cùng thời điểm là 0,84m, cao hơn năm 2015 khoảng 1,75m và cao hơn năm 2019 khoảng 1,38m. Dung tích hồ hiện tại khoảng 32,7 tỷ m3 (bằng khoảng 80% so với trung bình nhiều năm cùng thời điểm). Nhận định năm nay hồ Tonle Sap sẽ đóng góp lượng nước vào vùng ĐBSCL trong khoảng 120 ngày từ tháng 11-2, từ tháng 3 trở đi lượng nước hồ Tonle Sap sẽ không còn đóng góp nhiều vào dòng chảy mùa cạn vùng ĐBSCL.

​​​​​​​c. Tại Tân Châu và Châu Đốc

Mực nước sông Tiền và sông Hậu dao động theo triều. Mực nước ngày 01/11/2023 tại trạm Tân Châu trên sông Tiền đạt 2,42 m thấp hơn mực nước trung bình năm cùng thời điểm 0,79m, tại trạm Châu Đốc trên sông Hậu đạt 2,4m thấp hơn mực nước trung bình năm cùng thời điểm 0,53m.

2.Nhận định nguồn nước mùa cạn năm 2024-2025

a. Nhận định ENSO mùa cạn 2024-2025

Nhận định dòng chảy mùa cạn sông Mê Công vào Việt Nam căn cứ vào thông báo, dự báo khí hậu, tình hình ENSO để nhận định khả năng năm nước ít hay nhiều.

Hiện nay, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia đã đưa ra bản tin dự báo mùa về hiện tượng ENSO và nhận định xu thế khí tượng thủy văn từ tháng 11/2024- 4/2025. Theo đó, Dự báo hiện tượng ENSO duy trì ở trạng thái La Nina yếu đến khoảng tháng 3-4/2025 với xác suất khoảng 50-60%.

​​​​​​​b. Hiện trạng nền nước lũ năm 2024

Lưu lượng nước mùa lũ từ ngày 1/6 đến 31/10 trong giai đoạn này có giá trị cao hơn so với giá trị lũ trung bình nhiều năm (giai đoạn có công trình điều tiết 2010-2024) tại cùng thời điểm, chênh lệch trung bình khoảng 885m3/s; tổng lượng lũ thời cũng cao hơn tổng lượng lũ trung bình cùng thời kì (2010-2024) khoảng 8 tỷ m3. Như vậy, có thể nhận thấy, mùa lũ năm 2024 có nền nước lũ cao hơn trung bình nhiều năm (2010-2024), việc tích trữ nước trong lưu vực bị tăng đáng kể khoảng 3%.

​​​​​​​c. Nhận định lượng nước mùa cạn 2024-2025

Tổng lượng nước vào Việt Nam trong mùa cạn (từ tháng 11 đến tháng 5) là 140,77 tỷ m3, cao hơn so với TB nhiều năm khoảng 9%.

Dòng chảy mùa cạn vào Việt Nam bao gồm từ Krartie và hồ TonLe Sap là chủ yếu. Thông qua phân vùng hạn trên biểu đồ quan hệ W mùa lũ tại Kratie và Wmax hồ TonLe Sap, năm 2024-2025 nguy cơ xảy ra hạn hán thiếu nước ở mức thấp.

Tháng

11

12

1

2

3

4

5

Cả mùa cạn

Wdự báo 2023-2024 (tỷ m3)

57,1

31,3

16,4

9,9

9,2

8,4

8,3

140,77

WTB năm (tỷ m3)

40

30,6

18,9

12,1

8,8

8,1

11,2

129,7

% So với TB nhiều năm

143

102

87

82

105

104

74

109

W2019-2020 (tỷ m3)

10,6

15,4

10,2

5,3

5,4

8,0

7,9

52,2

W2015-2016 (tỷ m3)

15,8

16,3

10,4

6,9

6,5

8,3

8,3

72,5

W2010-2011 (tỷ m3)

27,5

26,6

17,6

10,2

7,5

8,1

12,3

82,4

d. Nhận định độ sâu xâm nhập mặn lớn nhất mùa cạn năm 2024-2025

Từ việc đánh giá nguồn nước đến trong mùa cạn năm 2024-2025, có thể thấy nguồn nước vào vùng ĐBSCL có xu thế cũng như lượng nước đến cao hơn trung bình nhiều năm. Khả năng xảy ra thiếu hụt nguồn nước dẫn đến việc đẩy mặn của các sông sâu giống các năm hạn điển hình ít có khả năng xảy ra. Dự báo độ sâu xâm nhập mặn lớn nhất như sau:

- Sông Vàm Cỏ Đông: Ranh giới mặn 4g/l có khả năng tiến sâu vào cách cửa sông khoảng 70-75km, xấp xỉ trung bình bình nhiều năm, thấp hơn năm 2015-2016 khoảng 40km.

- Sông Hàm Luông: ranh giới mặn hơn 4g/l có khả năng tiến sâu vào đến 40-50km từ cửa sông.

- Sông Hậu: ranh giới mặn lớn hơn 4g/l có khả năng tiến sâu vào cách cửa sông 40km, thấp hơn năm 2015-2016 khoảng 20km.

- Trên sông Tiền: Ranh giới mặn lớn hơn 4g/l có khả năng tiến sâu vào cách cửa sông 15 km.

- Sông Cái Bé: ranh giới mặn hơn 4g/l có khả năng tiến sâu vào cách cửa sông 30-32 km.

Nguồn: vienkhoahoctainguyennuoc.vn

 

Video sự kiện

You need Flash player 6+ and JavaScript enabled to view this video.

Playlist: 0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23

1.2024

2.2024

 

  • Tin mới nhất
  • Tin xem nhiều nhất

Liên kết web

Bộ Tài nguyên và Môi trường Cục quản lý tài nguyên nước Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia Tổng cục địa chất và khoáng sản Dự án BRG Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Trung Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Nam Ủy ban sông Mê Kông Hội địa chất thủy văn Việt Nam

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay775
mod_vvisit_counterTrong tuần775
mod_vvisit_counterTrong tháng48810
mod_vvisit_counterTất cả7211700

We have: 35 guests online