Biến đổi khí hậu gia tăng tác động đến tài nguyên nước
Thứ sáu, 19 Tháng 1 2024

Hiện nay, nguồn nước vùng hạ lưu sông Cửu Long đang đối mặt với nhiều thách thức về an ninh nguồn nước. Để giải quyết vấn đề trên, TS. Nguyễn Văn Hồng – Phân Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu (TP. HCM) và cộng sự đã đề xuất một số phương án giảm nhẹ tình trạng này.

Theo nghiên cứu của TS. Nguyễn Văn Hồng – Phân Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu (TP. HCM) và cộng sự, nguồn nước mặt và nguồn nước dưới đất chịu tác động rõ nét của biến đổi khí hậu.

Đối với nguồn nước mặt, tổng lưu lượng hàng năm của sông Mê Công đạt khoảng 475 tỷ m3, chuyển trên 450 tỷ m3 nước vào Đồng Bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Với nguồn nước dưới đất, ĐBSCL được biết đến là một trong những vùng có tiềm năng nước dưới đất lớn nhất cả nước, bao gồm 7 tầng chứa nước chính cùng độ sâu phân bố từ vài chục mét đến 500 – 600m.

Trong đó, các khu vực có tiềm năng nước ngầm ngọt rất lớn gồm: Bạc Liêu, Long An, Đồng Tháp. Cà Mau, Trà Vinh và Cần Thơ với trữ lượng tiềm năng khai thác nước ngọt khoảng 22,5 triệu m3/ ngày đêm, trữ lượng tiềm năng nước lợ, nước mặn khoảng 39 triệu m3/ngày đêm/ và trữ lượng khai thác nước ngọt toàn vùng khoảng 4,5 triệu m3/ ngày đêm.

Tuy nhiên, hiện nay, do tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH), nước biển dâng (NBD), cùng việc gia tăng dân số, chuyển đổi mục đích sử dụng đất (phát triển công nghiệp, đô thị) và việc khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, đã khiến khu vực hạ lưu sông Cửu Long phải đối mặt với những hệ luỵ nghiêm trọng như: Sụt lún đất; xói mòn bờ sông, bờ biển; xâm nhập mặn.

Ảnh 4 22.1Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với nhiều thách thức về an ninh nguồn nước

Những hệ luỵ trên khiến đời sống nhân dân theo đó bị ảnh hưởng; sản xuất nông nghiệp cũng bị tác động do diện tích canh tác ngập do lũ và thời gian ngập lụt kéo dài; các dự án dòng chính từ việc mở rộng vùng tưới tiêu, xây dựng đập thuỷ điện hay khai thác cát… làm mất 17% diện tích đất ngập nước và một số loài sinh vật quan trọng, trong tương lai sẽ nằm trong danh sách tuyệt chủng. Ước tính tổng lượng phù sa bùn cát sụt giảm do tác động của các công trình thuỷ điện dòng chính sẽ vào khoảng 75%.

Bên cạnh đó, việc phát triển thượng nguồn có nguy cơ chuyển nước từ lưu vực sông MeKong sang các lưu vực sông khác chủ yếu từ Thái Lan và Campuchia, sẽ có tác động bất lợi và gây nghiêm trọng đến ĐBSCL về chế độ dòng chảy, thuỷ văn, bùn, cát, hệ thống thuỷ sinh và hệ sinh thái.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, dưới tác động của BĐKH, quá trình xâm nhập mặn sẽ có xu hướng gia tăng khá mạnh so với thời kỳ nền. Gia tăng lớn nhất trên các sông chính có thể tới khoảng 10 km. Qua nghiên cứu tại tỉnh Vĩnh Long, ranh giới mặn 1% lớn nhất trên sông Cổ Chiên cách TP. Vĩnh Long 5km (mặn lấn sâu hơn thời kỳ nền 9,5 km) và trên sông Hậu qua TP. Cần Thơ 3 km (mặn lấn sâu hơn thời kỳ nền 8,8 km).

Ngoài ra, mạng lưới quan trắc nước dưới đất Quốc gia ở ĐBSCL bao gồm 260 vị trí quan trắc tại các tầng chứa nước chính đang được khai thác ở ĐBSCL, cho thấy dấu hiệu suy giảm mực nước ở các tầng chứa nước chính. Trong đó, tầng chứa nước Pleistocen (Long Mỹ, Hậu Giang) ghi nhận nguy cơ xâm nhập mặn cao, dự báo đến năm 2025, nước dưới đất sẽ có nguy cơ nhiễm mặn chiếm 164 km2/ tổng diện tích phân bố nước ngọt 16.276 km2, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng và Long An.

Nguyên nhân đến từ việc gia tăng dân số cũng dẫn đến thu hẹp đất nông nghiệp, gia tăng nhu cầu sử dụng nước, kèm theo đó là vấn đề về nước thải… và hình thành hiện trạng khan hiếm nước, ô nhiễm nguồn nước. Đây là áp lực rất lớn đối với nguồn nước của ĐBSCL, đặc biệt trong giải quyết vấn đề nước ngọt, ô nhiễm nguồn nước, nhất là ở các kênh, rạch nhỏ, chảy qua các đô thị, khu công nghiệp.

Do đó, để giải quyết tình trạng suy giảm mực nước ngầm, xâm nhập mặn và những thách thức đặt ra cho an ninh nguồn nước tại lưu vực ĐBSCL, TS. Nguyễn Văn Hồng đã đưa ra một số đề xuất như việc, cần chuyển đổi mô hình cây trồng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và tăng cường năng lực thích ứng với BĐKH; hoàn thiện hệ thống đê điều ven biển (theo hệ thống khép kín) và xây dựng công trình kiểm soát để chủ động kiểm soát độ mặn và tích trữ nước, ứng phó với hạn hán; xây dựng bộ chỉ số an ninh nguồn nước đa mục tiêu và riêng biệt cho toàn vùng ĐBSCL và từng vùng để phục vụ nhu cầu khác cũng như xây dựng và vận hành công tác quan trắc, cảnh báo tài nguyên nước hệ thống, phục vụ vận hành hệ thống thuỷ lợi vùng ĐBSCL.

Nguồn: https://www.monre.gov.vn/Pages/bien-doi-khi-hau-gia-tang-tac-dong-den-tai-nguyen-nuoc.aspx?cm=T%C3%A0i%20nguy%C3%AAn%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Video sự kiện

You need Flash player 6+ and JavaScript enabled to view this video.

Playlist: 0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23

1.2024

2.2024

 

  • Tin mới nhất
  • Tin xem nhiều nhất

Liên kết web

Bộ Tài nguyên và Môi trường Cục quản lý tài nguyên nước Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia Tổng cục địa chất và khoáng sản Dự án BRG Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Trung Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Nam Ủy ban sông Mê Kông Hội địa chất thủy văn Việt Nam

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay250
mod_vvisit_counterTrong tuần17519
mod_vvisit_counterTrong tháng89385
mod_vvisit_counterTất cả7252275

We have: 57 guests online