Đi tìm "Văn hóa nước"
Thứ sáu, 24 Tháng 6 2016

 

Cách ứng xử đúng đắn với tài nguyên nước là trân trọng, giữ gìn và tìm cách tái tạo. Cách ứng xử đúng đắn với tài nguyên nước là trân trọng, giữ gìn và tìm cách tái tạo.
Cách ứng xử đúng đắn với tài nguyên nước là trân trọng, giữ gìn và tìm cách tái tạo. “Nước” dường như là từ khóa “nóng” nhất suốt mùa khô năm nay, cả nước ngọt lẫn nước mặn. Nhưng dù là nước gì đi nữa, thì cách ứng xử đúng đắn đối với tài nguyên nước chỉ có một: Trân trọng, giữ gìn và tìm cách tái tạo.

Không phải “nhà giàu”

Đầu tháng 5 vừa qua, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố một báo cáo, theo đó, tại nhiều vùng đất rộng lớn của thế giới, tăng trưởng kinh tế có thể giảm đáng kể vào giữa thế kỷ, do tình trạng khan hiếm nước ngọt, hậu quả của biến đổi khí hậu. Trong khi đó, hiện có khoảng một phần tư dân số thế giới (khoảng 1,6 tỷ người) đang sống ở các quốc gia khan hiếm nguồn nước.

Không mất nhiều thời gian để tìm được thí dụ thuyết phục chứng minh cho luận điểm này. Việt Nam là quốc gia có tài nguyên nước thuộc loại trung bình trên thế giới, song ẩn chứa nhiều yếu tố kém bền vững: Tổng trữ lượng nước mặt của Việt Nam khoảng 830 - 840 tỷ m3, trong đó khoảng 63% lượng nước là từ nước ngoài chảy vào nước ta. Do tăng dân số, đô thị hóa, công nghiệp hóa, nhu cầu dùng nước tăng nhanh, hiện đã vượt mức 50% lượng nước sản sinh trên lãnh thổ nước ta. Tỷ lệ này lên tới gần 90% vào mùa khô. Tình trạng hạn hán, thiếu nước chắc chắn sẽ còn tiếp diễn chứ không chỉ là “thiên tai” của riêng năm nay. Báo cáo mới nhất từ Tổng cục Thống kê cho hay, tính đến hết kỳ thống kê tháng 4-2016, tổng thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn ở các địa phương trên cả nước đã lên tới gần 6,4 nghìn tỷ đồng và chắc chắn chưa dừng ở con số này.

Trong khi đó, việc tổng hợp số liệu vận hành hằng năm cho thấy nhiều công trình hồ chứa thủy lợi và thủy điện chưa có quy trình vận hành hoặc có nhưng chưa hợp lý. Trong khi điều kiện về tài nguyên nước, mục tiêu hoạt động của công trình… đã có những thay đổi sau hàng chục năm, thậm chí 20 đến 30 năm, thì quy trình vẫn… y nguyên.

Nguy hại hơn, việc xả nước thải, chất thải gây ô nhiễm các nguồn nước càng làm giảm rõ rệt khả năng đáp ứng nhu cầu nước sạch vào mùa khô. Chỉ trong khoảng 10 năm trở lại đây, lượng nước thải đã tăng lên gấp hơn ba lần ở các khu đô thị, khu công nghiệp. Một tỷ lệ đáng kể trong số này không được xử lý hoặc xử lý nửa vời, sau đó xả trực tiếp ra môi trường, gây suy thoái nghiêm trọng nguồn nước.

Đó là chưa kể nguồn nước biển, tưởng chừng như vô tận, chừng như có thể pha loãng bất kỳ nguồn thải nào, hóa ra cũng không thoát khỏi nguy cơ “bị đầu độc”, gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Chẳng thế mà cho đến tận bây giờ, dư luận vẫn chưa nguôi ngoai câu chuyện “biển khóc”, khởi nguồn từ Hà Tĩnh... Đây thật sự là một câu chuyện dài, nhưng xin được bàn đến vào một dịp khác.

 Tích nước phòng hạn

Câu ngạn ngữ “tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn” (Trữ ngũ cốc phòng khi đói, trữ áo phòng khi lạnh) có lẽ giờ đây cần bổ sung thêm vế thứ 3: “tích nước phòng hạn”. Nước sạch, dĩ nhiên, vì không ai muốn phải sử dụng nước ô nhiễm, thậm chí không thể.

Hay nói cách khác, điều ấy có nghĩa là giữ nước cho sạch, dùng nước một cách hợp lý nhất và tạo điều kiện cho nước “tái sinh”.

Luật Tài nguyên nước đã có hiệu lực từ ngày 1-1-2013, nhiều văn bản khác cũng đã được ban hành, đánh dấu sự thay đổi rõ rệt về tư duy quản lý tài nguyên nước, nhưng dường như vẫn còn chưa đủ. Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, trong một cuộc làm việc mới đây với lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phát biểu: “Xu thế biến đổi khí hậu hiện nay đòi hỏi một cuộc cách mạng trong nông nghiệp để ứng phó với tình trạng thiếu nước. Nếu chỉ tập trung vào lúa nước hay cây công nghiệp lâu năm thì có phù hợp không? Rừng tự nhiên hằng năm mất rất nhiều, rừng trồng nhiều loại cây chưa có giá trị cân bằng hệ sinh thái, bà con giữ rừng là giữ nước, nhưng chính sách cho bà con chưa thỏa đáng”.

Người đứng đầu ngành tài nguyên và môi trường cũng chỉ rõ, hiện nay có tới ba bộ cùng tham gia quản lý tài nguyên nước: Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch tài nguyên nước; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quản lý nước cho nông nghiệp, thủy lợi, cấp nước sinh hoạt nông thôn; Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm về quản lý, cấp nước đô thị. Ông còn chưa kể đến Bộ Công thương, trong vận hành các nhà máy thủy điện. Và thế là, tương tự như tình trạng “ba Bộ quản lý mâm cơm”, xã hội vẫn cứ phải bức xúc vì chưa có đủ chính sách đủ chặt chẽ và những hành động thường xuyên, mạnh mẽ để xử lý kịp thời, đích đáng những hành vi vi phạm pháp luật.

Bên cạnh đó, ý thức, “văn hóa sử dụng nước” của cộng đồng và toàn xã hội cũng cần thay đổi. Tại Tây Nguyên, cách đây ít lâu, một phóng sự phát trên VTV1 cho thấy, trong lúc có nhiều vùng rẫy cà-phê đang tàn héo, thậm chí khô cháy vì không có nước tưới thì vẫn có một số vùng tưới cà-phê nhiều hơn mức cần thiết bằng vòi phun lớn. Khi được hỏi, chủ rẫy hồn hậu trả lời: “Ở đây không có bị thiếu nước”. Ngay trong thời điểm cả nước gồng mình chống hạn, người dân nhiều đô thị lớn cũng phải thức khuya dậy sớm hứng nước, thậm chí nhiều khu vực phải nhận cứu trợ nước bằng xe téc, thì vẫn có vô số giếng khoan khai thác nước ngầm buộc phải ngừng hoạt động do nước bị ô nhiễm. Nhiều trạm cấp nước xây xong chỉ hoạt động được một thời gian ngắn rồi nằm đó phơi nắng phơi mưa; nước sạch vẫn được xả tràn lan để tưới cây hoặc rửa ô-tô, xe máy...

Chuyện nơi khô khát, chắt chiu từng giọt, chỗ tràn trề lãng phí là một nghịch lý khó chấp nhận.

Theo đánh giá của nhiều cơ quan nghiên cứu về tài nguyên nước, hiện tại có khoảng một phần ba số quốc gia trên thế giới bị thiếu nước và đến 2025 con số này sẽ là hai phần ba; nghĩa là sẽ có khoảng 35% dân số thế giới rơi vào tình cảnh thiếu nước nghiêm trọng. Trong khi đó, nước được xếp ở vị trí cao nhất trong số năm ưu tiên để phát triển bền vững (cùng với năng lượng; sức khỏe; nông nghiệp; và đa dạng sinh học).

Dễ thấy chuyện nước còn “nóng” lâu dài và đang rất cần có những cơ chế hạ nhiệt hữu hiệu hơn bao giờ hết.

(Theo monre.gov.vn)


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Video sự kiện

You need Flash player 6+ and JavaScript enabled to view this video.

Playlist: 0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23

1.2024

2.2024

 

  • Tin mới nhất
  • Tin xem nhiều nhất

Liên kết web

Bộ Tài nguyên và Môi trường Cục quản lý tài nguyên nước Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia Tổng cục địa chất và khoáng sản Dự án BRG Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Trung Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Nam Ủy ban sông Mê Kông Hội địa chất thủy văn Việt Nam

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay1288
mod_vvisit_counterTrong tuần21407
mod_vvisit_counterTrong tháng76330
mod_vvisit_counterTất cả7143069

We have: 40 guests online