Nguồn nước ô nhiễm có thể gây tổn thất tới 3,5% GDP mỗi năm
Thứ ba, 02 Tháng 4 2024
Nguồn nước ô nhiễm ở Việt Nam có thể gây tổn thất ước tính tới 3,5% GDP/năm. Những thách thức nào đang đặt ra trong việc sử dụng hiệu quả và đảm bảo an ninh nguồn nước?Thiệt hại kinh tế khi nguồn nước mặt bị ô nhiễm

Theo một báo cáo của Ngân hàng Thế giới, nguồn nước ô nhiễm ở Việt Nam có thể gây tổn thất ước tính tới 3,5% GDP mỗi năm. Phát triển đô thị, xả nước thải công nghiệp chưa qua xử lý, sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu dùng trong nông nghiệp và nhiều vấn đề khác đang gây ra những áp lực lớn không ngừng đối với các lưu vực sông. 

Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè từng đối mặt với tình trạng ô nhiễm nặng nề. Hơn 10 năm trước, TP Hồ Chí Minh đã đầu tư hơn 8.600 tỷ đồng để cải tạo môi trường, hứa hẹn một không gian xanh mát giữa lòng đô thị. Thế nhưng, thực tế, nhiều đoạn dưới lòng kênh lại nhếch nhác, thường xuyên bốc mùi hôi thối.

Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè dài gần 10km, chảy qua nhiều quận đổ ra sông Sài Gòn. Con kênh dù đã được cải tạo, nhiều đoạn nhìn có vẻ đẹp tuy nhiên chất lượng nguồn nước lại bị ô nhiễm bởi toàn bộ lượng nước thải đô thị vẫn thải trực tiếp ra kênh rồi bơm thẳng ra sông Sài Gòn thông qua hệ thống cống ngầm dưới lòng kênh mà chưa được thu gom, xử lý theo đúng tiêu chuẩn.

Trong khi nguồn ngoại sinh suy giảm nghiêm trọng thì nguồn nội sinh lại ô nhiễm khiến việc cung cấp nguồn nước mặt cho hoạt động nông nghiệp đang tiêu tốn hàng nghìn tỷ đồng tiền ngân sách của các địa phương trong nhiều năm qua.

Theo PGS.TS Dương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Khoa học tài nguyên nước: ''Tôi cho rằng việc cải tạo các dòng sông chỉ giải quyết vấn đề thẩm mỹ còn về chất lượng cũng chỉ cải thiện trong 1-3 năm đầu tiên rồi sau đó lại gần như sẽ đâu vào đấy. Bởi bản chất các hệ thống thải ra sông không có gì thay đổi, chỉ có đường thoát thay đổi, lượng nước thải xả ra thì vẫn không thay đổi''.

Tình trạng tái ô nhiễm sau khi cải tạo vệ sinh không chỉ xảy ra ở kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè mà còn xuất hiện ở nhiều kênh khác trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Ngoài lãng phí khi phải tiếp tục xử lý ô nhiễm thì thực trạng này còn ảnh hưởng đến tài nguyên nước sông Sài Gòn.

Hầu hết các sông chính ở Việt Nam hiện nay đều đã và đang bị ô nhiễm với các mức độ khác nhau, trong đó ô nhiễm chủ yếu các vùng trung và hạ du; khu vực tập trung đông dân cư và các khu công nghiệp, hiện tượng ô nhiễm diễn ra nghiêm trọng hơn.

Cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, nước ngọt không phải là vô hạn. Tổng lượng nước mặt của các lưu vực sông trên lãnh thổ Việt Nam có khoảng 840 tỷ m3/năm, nhưng chỉ có khoảng 37% là nước nội sinh nằm trong lãnh thổ, còn 63% là nước chảy vào từ các con sông qua các nước láng giềng. 

Hiện nay lượng nước ngoại sinh này đang suy giảm từng năm, khiến lượng nước mặt của Việt đang ngày càng cạn kiệt đến mức báo động. Trong khi đó việc sử dụng nguồn nước mặt trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, dịch vụ, giao thông vận tải… chưa hiệu quả đang khiến cho tài nguyên này bị thất thoát và lãng phí.

Sử dụng nguồn nước chưa hiệu quả

Cống Cẩm Đình, huyện Phúc Thọ, Hà Nội, điểm dẫn nước từ sông Hồng vào sông Đáy, nước sông Hồng Cạn, khu vực cửa cống giờ là nơi để người dân đánh nốt những mẻ cá cuối trước khi thành những vũng nước tù.

Đầu vào không có nên trên hệ thống sông Đáy nguồn nước mặt đang suy giảm nghiêm trọng, hiện nay nhiều điểm đã trơ đáy. Cống Nhật Tựu, huyện Kim Bảng, Hà Nam, thời điểm này, khi bà con cần tưới dưỡng thì nguồn nước lấy từ sông vào lại đèn ngòm, nổi bọt trắng.

Trong khi nguồn ngoại sinh suy giảm nghiêm trọng thì nguồn nội sinh lại ô nhiễm khiến việc cung cấp nguồn nước mặt cho hoạt động nông nghiệp đang tiêu tốn hàng nghìn tỷ đồng tiền ngân sách của các địa phương trong nhiều năm qua. Chi phí đã lớn nhưng hầu hết các khoản thu từ việc sử dụng nguồn nước mặt trong hoạt động nông nghiệp lại không có.

Không chỉ trong lĩnh vực nông nghiệp, mà việc thất thoát các khoản phí từ nguồn nước mặt trong lĩnh vực giao thông vận tải hiện cũng được coi là rất lớn. Mỗi năm, trung bình số hàng hóa đi bằng đường thủy từ khu vực ĐBSCL đến TP Hồ Chí Minh để xuất khẩu qua các cảng nước sâu tương đương gần 23 triệu tấn. Chi phí để vận chuyển hàng hóa nếu đi bằng đường thủy chỉ mất 170.000 đồng/tấn, trong khi đó nếu đi bằng đường bộ sẽ là hơn 500.000 đồng/tấn, cao gấp gần 3 lần nếu đi bằng đường thủy.

Rõ ràng, đi đường bộ sẽ phải chịu rất nhiều loại phụ phí phát sinh, cầu phà đường bộ, nhưng bằng đường thủy lại đang chưa bị thu phí vận tải trên hệ thống nước mặt. Việc chậm thu phí này sẽ làm thất thoát hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm.

Trong khi nhiều quốc gia bắt đầu phát kiến ra những công nghệ xử lý nước thải, lọc nước biển để chủ động tạo ra nguồn nước ngọt thì chúng ta còn đang loay hoay với bài toán sử dụng như thế nào cho hiệu quả tài nguyên nước.

Tình trạng sử dụng tài nguyên nước chưa hiệu quả, nguồn nước liên tục bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng cùng với ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu đã và đang gây sức ép không nhỏ đến đời sống người dân và tăng trưởng kinh tế.

Những năm gần đây, chỉ tính riêng lĩnh vực xử lý nước thải đô thị, dự tính từ năm 2015 đến năm 2025, Chính phủ cần đầu tư khoảng 8,3 tỷ USD. Những con số khổng lồ cho một quốc gia đang phát triển và cần nguồn lực lớn để hiện thực hóa rất nhiều mục tiêu trở thành một quốc gia phát triển bền vững.

Phục hồi nguồn nước bị suy thoái

Mạng lưới đường thủy của đồng bằng sông Cửu Long, tất cả dòng sông chính cùng các phụ lưu, hệ thống kênh, rạch chảy qua các khu công nghiệp, khu dân cư, các vùng tài nguyên tạo nên sự kết nối, mang lại những lợi ích thiết thực cho phát triển kinh tế. Đây chính là một trong những giá trị mà nguồn tài nguyên nước mang lại.
So với đường bộ, vận tải theo đường sông có khối lượng lớn, lịch trình ổn định và chi phí tiết kiệm hơn từ 30-40%, được đánh giá là chiếm ưu thế tuyệt đối trong các phương tiện vận tải hiện nay. Nếu như đường bộ bị giới hạn về tải trọng cầu, đường thì đường thủy đáp ứng được tất cả mặt hàng cồng kềnh, siêu trường, siêu trọng. Điều này cho thấy một phần giá trị của tài nguyên nước, từ đó đặt ra vấn đề bảo vệ và quản lý bền vững nguồn nước trước tình trạng các dòng sông bị ô nhiễm và suy thoái, cạn kiệt như hiện nay.

Thiếu sự kết nối, phối hợp chặt chẽ giữa các dự án liên quan đến xử lý ô nhiễm nguồn nước mặt đã dẫn tới kém hiệu quả trong việc khai thác và quản lý tài nguyên nước. Nguyên nhân chính là nguồn thải gây ô nhiễm vẫn chưa kiểm soát được triệt để.

Việt Nam là một trong số các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, trong đó tài nguyên nước sẽ chịu những ảnh hưởng lớn nhất và sớm nhất do những diễn biến bất thường về lượng mưa và nước biển dâng. Sự phát triển bền vững của một quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có bảo đảm an ninh nguồn nước. Chính vì vậy, quản lý tài nguyên nước là nhân tố hàng đầu cho phát triển bền vững kinh tế – xã hội.

Nguồn tin: vtv.vn


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Video sự kiện

You need Flash player 6+ and JavaScript enabled to view this video.

Playlist: 0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23

1.2024

2.2024

 

  • Tin mới nhất
  • Tin xem nhiều nhất

Liên kết web

Bộ Tài nguyên và Môi trường Cục quản lý tài nguyên nước Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia Tổng cục địa chất và khoáng sản Dự án BRG Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Trung Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Nam Ủy ban sông Mê Kông Hội địa chất thủy văn Việt Nam

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay60
mod_vvisit_counterTrong tuần9188
mod_vvisit_counterTrong tháng9188
mod_vvisit_counterTất cả7172078

We have: 21 guests online