Tài nguyên nước ngầm đang bị suy nhảm nhanh chóng do bị khai thác quá mức
Thứ tư, 13 Tháng 6 2018

00033215 medium

Nguồn nước ngầm bị khai thác quá mức đang suy giảm nhanh chóng, cùng với đó là nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt tự do xả ra môi trường không qua xử lý đã dẫn đến tình trạng thiếu nước sạch.

Theo thống kê, bình quân lượng nước nội sinh theo đầu người ở nước ta hiện mới đạt 3.400 m3/năm và đang giảm dần. Nếu tỷ lệ này dưới 4.000 m3/người/năm, quốc gia đó là quốc gia thiếu nước. Nhu cầu nước gia tăng nhanh trong khi nguồn nước đang tiếp tục suy giảm.

Các chuyên gia cảnh báo, an ninh nguồn nước đang là thách thức lớn đối với phát triển kinh tế, xã hội. Ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng cả về mức độ và quy mô. Rừng đầu nguồn suy giảm, biến đổi khí hậu và nước biển dâng, mặn xâm nhập cũng tác động mạnh mẽ đến tài nguyên nước.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang hoàn thiện chính sách, pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ hơn các hoạt động cấp phép, khai thác, sử dụng nước và xả nước thải; đồng thời, đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước...

Nhân loại đang cận kề chiến tranh nước sạch?

Giới hoạch định chính sách dự báo, với tình trạng ô nhiễm ngày một nặng, dân số ngày càng tăng và hậu quả do biến đổi khí hậu, nước sạch sẽ sớm trở thành một thứ tài nguyên quý không kém dầu mỏ. Nhưng dầu mỏ có thể thay thế bằng các loại nhiên liệu khác nhiên liệu sinh học, khí đốt... hay điện, còn nước thì không thể thay thế, và trên thế giới, tất cả các dân tộc đều cần đến nó để bảo đảm cuộc sống của mình.

Liên Hiệp Quốc (LHQ) ước tính số dân thế giới sẽ tăng lên 9 tỷ người vào năm 2040, trữ lượng nước ngọt sinh hoạt trên Trái Đất chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu. Các báo cáo về môi trường và phát triển ước tính, 1/8 dân số thế giới - tương đương với gần 1 tỉ người, hiện không có nước sạch để uống, và 1/5 dân số thế giới không có đủ nước sạch dùng trong sinh hoạt.

Các nhà khoa học từ lâu đã tìm kiếm lối thoát cho cuộc khủng hoảng nước sạch, đưa ra những giải pháp táo bạo như tổng hợp nước từ hydro và oxy khí quyển; một số quốc gia xây dựng các trạm nguyên tử để lọc nước biển thành nước ngọt, tuy nhiên, chưa đạt được kết quả mong muốn.

Trong khi đó, nông nghiệp chiếm khoảng 70% tổng lượng nước ngọt toàn cầu thu hồi để đáp ứng nhu cầu lương thực. Các nguồn cung nước ngọt hiện nay trên thế giới sẽ không thể thỏa mãn nhu cầu, đe dọa các nguồn cung lương thực của thế giới và hệ lụy là làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Bên cạnh đó, thiên tai, sự khan hiếm và chất lượng nước giảm, kết hợp với đói nghèo, căng thẳng xã hội, sẽ góp phần làm tăng sự bất ổn, có thể dẫn đến những căng thẳng về chính trị và sự sụp đổ của nhiều quốc gia.

LHQ dự báo đến năm 2025, có khoảng 1,8 tỉ người sống tại các quốc gia hoặc khu vực "hoàn toàn khan hiếm nước" và vào năm 2030, một nửa dân số thế giới sẽ sống trong những vùng căng thẳng do nước, trừ phi thực trạng hiện tại được cải thiện.

Cạnh tranh, giành giật nguồn nước ngọt xuyên quốc gia cũng là một thực trạng ở châu Á - nơi trữ lượng nước ngọt bình quân tính theo đầu người thấp nhất so với các châu lục khác. Cuộc đua giành nguồn nước ngọt ở châu Á đang gây sức ép lên ngành nông nghiệp, ngư nghiệp, tàn phá hệ sinh thái, đe dọa nghiêm trọng tới hòa bình và ổn định trong dài hạn tại đây.

Theo các dự báo, nguy cơ chiến tranh phát sinh từ nguồn nước trong những năm tới là khá nhỏ. Tuy nhiên, sau 2022, việc sử dụng nước làm vũ khí chiến tranh hoặc công cụ của chủ nghĩa khủng bố sẽ cao hơn 40% so với hiện nay, đặc biệt là ở Nam Á, Trung Đông và Bắc Phi - những nơi thiếu nước trầm trọng.

Ngay từ 2002, trong một cuốn sách, Viện sĩ người Nga Abalkin đã khẳng định, trên thế giới hiện hữu gần 2.000 điểm có nguy cơ bùng nổ cuộc chiến vì nước sạch. Tháng 4/2012, báo cáo của các cơ quan tình báo Mỹ về an ninh nước sạch nhận định rằng, lũ lụt, hạn hán và thiếu nước ngọt có thể gây ra bất ổn toàn cầu và xung đột vũ trang đáng kể trong các thập niên tới và việc lạm dụng nước có thể đe doạ đến an ninh quốc gia của Mỹ. Các cuộc giao tranh vì nguồn dự trữ nước đã bắt đầu manh nha, tuy còn cục bộ.

LHQ và các tổ chức môi trường toàn cầu đã không ít lần báo động về các nguy cơ của tình trạng khan hiếm nước, kêu gọi thế giới hàng năm dành 198 tỉ USD (tương đương 0,16% GDP toàn cầu) để giảm tình trạng khan hiếm nước và giảm 50% số người trên thế giới không được tiếp cận bền vững các nguồn nước sạch.

Khủng hoảng nguồn nước sẽ dẫn tới khủng hoảng về y tế, nông nghiệp, kinh tế, khí hậu và thậm chí là khủng hoảng về chính trị. Chiến tranh nước sạch là hậu họa tất yếu sẽ xảy ra trong tương lai gần nếu không có quyết sách thích hợp. Chiến tranh nước sạch xảy ra tất yếu sẽ dẫn tới chiến tranh về mọi mặt, thậm chí còn khốc liệt hơn cả cuộc chiến dầu mỏ.

Theo nguồn: Nawapi.gov.vn

 

 

 

 

 

 


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Video sự kiện

You need Flash player 6+ and JavaScript enabled to view this video.

Playlist: 0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23

1.2024

2.2024

 

  • Tin mới nhất
  • Tin xem nhiều nhất

Liên kết web

Bộ Tài nguyên và Môi trường Cục quản lý tài nguyên nước Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia Tổng cục địa chất và khoáng sản Dự án BRG Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Trung Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Nam Ủy ban sông Mê Kông Hội địa chất thủy văn Việt Nam

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay1030
mod_vvisit_counterTrong tuần21149
mod_vvisit_counterTrong tháng76072
mod_vvisit_counterTất cả7142811

We have: 26 guests online